Sữa. Sữa cùng các sản phẩm từ sữa cung cấp lượng dưỡng chất phong phú cho các hoạt động trong ngày. Dù vậy, việc tiêu thụ loại thực phẩm này quá nhiều dễ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón do chúng có nhiều chất béo trong khi lại quá ít chất xơ. Để ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu, bạn nên dùng sữa kết hợp thực phẩm gây táo bón này với những thứ giàu chất xơ như khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt.Đồ ăn nhanh, snack. Giống như sữa, các loại snack như khoai tây chiên, bim bim giàu chất béo song khá nghèo chất xơ. Khi đi vào cơ thể, chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn tới cảm giác đầy bụng. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn tới táo bón.Thịt đỏ. Thịt đỏ còn tươi không phải là nguyên nhân trực tiếp gây táo bón, nhưng thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày có thể góp phần gây ra những vấn đề về tiêu hóa. Thịt bò cùng những thực phẩm giàu đạm khác, lâu tiêu hơn, góp phần gây ra cảm giác no kéo dài hơn.Chuối xanh. Nếu như chuối chín được khuyên dùng nhờ hàm lượng chất xơ, dinh dưỡng vượt trội thì chuối xanh lại dễ gây nên tình trạng táo bón. Nguyên nhân bởi chuối xanh chứa nhiều tannin (một chất tự nhiên làm săn se và có vị chát khi ăn). Để có lợi cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn chuối chín nhằm tận dụng khả năng làm tăng nhu động ruột, tiêu hóa tốt hơn.Bánh quy. Chuyên gia sức khỏe khuyên các bậc phụ huynh không nên cho con ăn nhiều bánh ngọt, bánh quy nhiều bởi chúng nhiều chất béo, ít chất xơ, giàu carbohydrates tinh chế. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi để tận dụng nguồn vitamin, khoáng chất có lợi.Thực phẩm đông lạnh. Thực phẩm đông lạnh được ưa chuộng bởi tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho bữa ăn. Tuy nhiên, chúng thường chứa hàm lượng natri cao. Khi đi vào cơ thể, natri đòi hỏi lượng nước lớn, ảnh hưởng đến quá trình tống chất thải ra khỏi cơ thể. Về lâu dài, chúng dễ gây nên tình trạng táo bón phiền toái.Socola. Lượng socola vừa phải rất được khuyến khích bởi chúng giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, làm bạn cảm thấy phấn chấn hơn. Dù vậy, lượng socola quá lớn khiến việc trao đổi chất diễn ra chậm hơn, ảnh hưởng đến sự co cơ, nhu động ruột.Bánh mì. Bánh mì từ bột mì chứa nhiều fructants. Trong khi đó, cơ thể thường khó hấp thu các thực phẩm có chứa nhiều fructant. Hậu quả của việc có nhiều fructant trong đường ruột là vi khuẩn sẽ lên men fructant và biến nó thành dạng khí khi ta xì hơi.Để tránh tình trạng táo bón kéo dài bạn nên tiêu thụ chừng 25 – 35g chất xơ mỗi ngày. Bên cạnh đó, cũng cần uống lượng nước hợp lý để chắc chắn quá trình trao đổi chất được vận hành bình thường.
Sữa. Sữa cùng các sản phẩm từ sữa cung cấp lượng dưỡng chất phong phú cho các hoạt động trong ngày. Dù vậy, việc tiêu thụ loại thực phẩm này quá nhiều dễ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón do chúng có nhiều chất béo trong khi lại quá ít chất xơ. Để ngăn ngừa tình trạng táo bón khó chịu, bạn nên dùng sữa kết hợp thực phẩm gây táo bón này với những thứ giàu chất xơ như khoai lang, ngũ cốc nguyên hạt.
Đồ ăn nhanh, snack. Giống như sữa, các loại snack như khoai tây chiên, bim bim giàu chất béo song khá nghèo chất xơ. Khi đi vào cơ thể, chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn tới cảm giác đầy bụng. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn tới táo bón.
Thịt đỏ. Thịt đỏ còn tươi không phải là nguyên nhân trực tiếp gây táo bón, nhưng thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày có thể góp phần gây ra những vấn đề về tiêu hóa. Thịt bò cùng những thực phẩm giàu đạm khác, lâu tiêu hơn, góp phần gây ra cảm giác no kéo dài hơn.
Chuối xanh. Nếu như chuối chín được khuyên dùng nhờ hàm lượng chất xơ, dinh dưỡng vượt trội thì chuối xanh lại dễ gây nên tình trạng táo bón. Nguyên nhân bởi chuối xanh chứa nhiều tannin (một chất tự nhiên làm săn se và có vị chát khi ăn). Để có lợi cho sức khỏe, bạn nên lựa chọn chuối chín nhằm tận dụng khả năng làm tăng nhu động ruột, tiêu hóa tốt hơn.
Bánh quy. Chuyên gia sức khỏe khuyên các bậc phụ huynh không nên cho con ăn nhiều bánh ngọt, bánh quy nhiều bởi chúng nhiều chất béo, ít chất xơ, giàu carbohydrates tinh chế. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi để tận dụng nguồn vitamin, khoáng chất có lợi.
Thực phẩm đông lạnh. Thực phẩm đông lạnh được ưa chuộng bởi tính tiện dụng, tiết kiệm thời gian chuẩn bị cho bữa ăn. Tuy nhiên, chúng thường chứa hàm lượng natri cao. Khi đi vào cơ thể, natri đòi hỏi lượng nước lớn, ảnh hưởng đến quá trình tống chất thải ra khỏi cơ thể. Về lâu dài, chúng dễ gây nên tình trạng táo bón phiền toái.
Socola. Lượng socola vừa phải rất được khuyến khích bởi chúng giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, làm bạn cảm thấy phấn chấn hơn. Dù vậy, lượng socola quá lớn khiến việc trao đổi chất diễn ra chậm hơn, ảnh hưởng đến sự co cơ, nhu động ruột.
Bánh mì. Bánh mì từ bột mì chứa nhiều fructants. Trong khi đó, cơ thể thường khó hấp thu các thực phẩm có chứa nhiều fructant. Hậu quả của việc có nhiều fructant trong đường ruột là vi khuẩn sẽ lên men fructant và biến nó thành dạng khí khi ta xì hơi.
Để tránh tình trạng táo bón kéo dài bạn nên tiêu thụ chừng 25 – 35g chất xơ mỗi ngày. Bên cạnh đó, cũng cần uống lượng nước hợp lý để chắc chắn quá trình trao đổi chất được vận hành bình thường.