1. Trà xanh: Trà xanh chứa catechin và các hợp chất chống oxy hóa khác có thể giúp giảm mức LDL - cholesterol xấu.
Trong một nghiên cứu năm 2015, các nhà khoa học đã cho chuột uống nước có pha catechin và epigallocatechin gallate cùng một số chất chống oxy hóa có lợi khác trong trà xanh. Sau 56 ngày, họ nhận thấy mức cholesterol và mức LDL giảm khoảng 14,4% và 30,4% ở hai nhóm chuột ăn chế độ ăn nhiều cholesterol. Tuy nhiên, giới khoa học vẫn cần các nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của trà xanh đối với con người. Ảnh: Nippon.
2. Sữa đậu nành: Đậu nành có ít chất béo bão hòa. Việc thay kem hoặc các sản phẩm sữa giàu chất béo bằng sữa đậu nành hoặc bột kem béo thực vật có thể giúp giảm hoặc kiểm soát mức cholesterol.
Mỗi ngày, một người nên tiêu thụ 25 gram đậu nành và tốt nhất ở dạng nguyên hạt, chế biến với ít đường hoặc không thêm đường, muối và chất béo. Ảnh: Healthline.
3. Đồ uống yến mạch: Yến mạch chứa beta-glucans là hợp chất tạo ra một chất giống như gel trong đường ruột và tương tác với muối mật để ức chế sự hấp thụ cholesterol.
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy đồ uống yến mạch có thể giúp giảm cholesterol ổn định hơn các sản phẩm yến mạch dạng hạt. Ảnh: Allrecipes.
4. Nước ép cà chua: Cà chua chứa rất nhiều hợp chất lycopene có thể cải thiện mức độ lipid và giảm cholesterol LDL xấu. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy chế biến cà chua thành nước ép làm tăng hàm lượng lycopene trong cà chua. Nước ép cà chua cũng rất giàu chất xơ giảm cholesterol và niacin.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy 25 phụ nữ uống 280 ml nước ép cà chua mỗi ngày trong 2 tháng đã giảm mức cholesterol trong máu. Những người tham gia ở độ tuổi 20–30 và có chỉ số BMI ít nhất là 20. Ảnh: Healthline.
5. Sinh tố quả mọng: Nhiều loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi đen, mâm xôi đỏ rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ. Cả 2 chất này đều có thể giúp giảm mức cholesterol. Đặc biệt, trong quả mọng còn chứa anthocyanins - một chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp cải thiện mức cholesterol. Quả mọng cũng ít calo và chất béo. Ảnh: Yummly.
6. Đồ uống có chứa sterol và stanol: Sterol và stanol là các hóa chất thực vật có hình dạng, kích thước tương tự cholesterol, có vai trò ngăn chặn sự hấp thụ một số cholesterol. Tuy nhiên, các loại rau, quả hạch chứa hàm lượng sterol, stanol thấp không thể làm giảm cholesterol.
Hiện nay, trên thị trường, nhiều công ty thêm các hóa chất này vào một số loại thực phẩm và đồ uống, có thể bao gồm chất phết bánh từ thực, sữa chua, sữa và nước ép trái cây. FDA tuyên bố rằng hầu hết chúng ta nên cố gắng tiêu thụ 1,3 g sterol trở lên và 3,4 g stanol trong bữa ăn mỗi ngày. Ảnh: Times of India.
7. Đồ uống ca cao: Ca cao là thành phần chính trong chocolate đen. Nó chứa chất chống oxy hóa mà các bác sĩ gọi là flavanols có thể cải thiện mức cholesterol.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy rằng trong một tháng, nếu tiêu thụ đồ uống chứa flavanols ca cao có dung tích 450 mg hai lần mỗi ngày, con người có thể giảm mức cholesterol LDL xấu và tăng mức cholesterol HDL tốt. Ảnh: Runtastic.
8. Sinh tố sữa thực vật: Nhiều loại sữa có nguồn gốc thực vật chứa các thành phần có thể giúp giảm hoặc kiểm soát mức cholesterol. Loại đồ uống này có thể pha chế bằng cách dùng sữa đậu nành, sữa yến mạch với sinh tố các loại trái cây, rau có công dụng giảm cholesterol như chuối, nho, xoài, cải xoăn, cải cầu vồng... Ảnh: Nutritioninthekitch.