Luôn mệt mỏi: Theo Hiệp hội Thận Quốc gia Mỹ (NKF), thận cũng tạo ra một loại hormone lệnh cho cơ thể bạn sản xuất các tế bào hồng cầu. Nếu bạn có ít chúng hơn, máu không thể cung cấp đủ oxy đến cơ và não như chúng cần. Khi thận quá tải, chất độc và tạp chất có thể tích tụ. Điều này khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, ít năng lượng và khó tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, có thể gây suy nhược và mệt mỏi. Ảnh: Pexels. Khó ngủ: Theo Webmd, khi thận không lọc đúng cách, chất độc sẽ tồn tại trong máu thay vì rời khỏi cơ thể qua nước tiểu. Điều này có thể gây khó ngủ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh thận mạn tính (CKD). Bệnh này theo thời gian sẽ làm tổn thương các cơ quan, dẫn đến suy thận. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tổn thương thận bằng cách ngăn cơ thể nhận đủ oxy. Ngược lại CKD lại gây chứng ngưng thở khi ngủ do nó thu hẹp cổ họng, tích tụ độc tố. Ảnh: Shutterstock. Da khô và ngứa: Thận khỏe mạnh thực hiện nhiều công việc quan trọng. Chúng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể bạn, tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và có tác dụng duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong máu. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh về khoáng chất và xương thường đi kèm với bệnh thận tiến triển. Điều này xảy ra khi thận không còn khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu của bạn. Ảnh: Healthline. Đi tiểu thường xuyên hơn: Nếu bạn cảm thấy buồn tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi bộ lọc của thận bị tổn thương, nó có thể gây ra cảm giác buồn tiểu nhiều hơn. Đôi khi, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Ảnh: Lybrate. Nước tiểu có vấn đề: Nước tiểu sủi bọt có thể là dấu hiệu của quá nhiều protein gọi là albumin. Điều đó là kết quả của các vấn đề về thận, nên nước tiểu có thể có màu nâu hoặc rất nhạt. Chức năng thận bị trục trặc có thể khiến máu rò rỉ vào bàng quang. Máu trong nước tiểu cũng có thể do sỏi thận, khối u hoặc nhiễm trùng. Ảnh: Shutterstock. Phù nề: Khi thận không thể loại bỏ natri hiệu quả, chất lỏng sẽ tích tụ trong cơ thể bạn. Điều đó có thể dẫn đến sưng tấy tay, chân, mắt cá chân, cẳng chân hoặc mặt sưng húp. Protein rò rỉ ra ngoài qua nước tiểu có thể biểu hiện dưới dạng bọng mắt quanh mắt. Ảnh: Health. Chán ăn: Đây là triệu chứng rất chung chung nhưng sự tích tụ chất độc do chức năng thận suy giảm có thể là một trong những nguyên nhân. Thay đổi đột ngột mùi vị thức ăn, chán ăn, thậm chí buồn nôn liên tục là những dấu hiệu cảnh báo thận bị tổn thương. Nhiều người cũng nhận thấy có vị kim loại trong miệng. Điều này xảy ra khi các chất thải trong máu làm thay đổi mùi vị của thực phẩm. Chúng cũng gây ra hơi thở hôi. Ảnh: Pexels. Chuột rút: Mất cân bằng các chất điện giải như natri, canxi, kali có thể do chức năng thận suy giảm. Nồng độ canxi thấp và phốt pho được kiểm soát kém có thể góp phần gây ra chuột rút cơ bắp. Ảnh: Medium.
Luôn mệt mỏi: Theo Hiệp hội Thận Quốc gia Mỹ (NKF), thận cũng tạo ra một loại hormone lệnh cho cơ thể bạn sản xuất các tế bào hồng cầu. Nếu bạn có ít chúng hơn, máu không thể cung cấp đủ oxy đến cơ và não như chúng cần. Khi thận quá tải, chất độc và tạp chất có thể tích tụ. Điều này khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối, ít năng lượng và khó tập trung. Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, có thể gây suy nhược và mệt mỏi. Ảnh: Pexels.
Khó ngủ: Theo Webmd, khi thận không lọc đúng cách, chất độc sẽ tồn tại trong máu thay vì rời khỏi cơ thể qua nước tiểu. Điều này có thể gây khó ngủ. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh thận mạn tính (CKD). Bệnh này theo thời gian sẽ làm tổn thương các cơ quan, dẫn đến suy thận. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tổn thương thận bằng cách ngăn cơ thể nhận đủ oxy. Ngược lại CKD lại gây chứng ngưng thở khi ngủ do nó thu hẹp cổ họng, tích tụ độc tố. Ảnh: Shutterstock.
Da khô và ngứa: Thận khỏe mạnh thực hiện nhiều công việc quan trọng. Chúng loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể bạn, tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và có tác dụng duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong máu. Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh về khoáng chất và xương thường đi kèm với bệnh thận tiến triển. Điều này xảy ra khi thận không còn khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu của bạn. Ảnh: Healthline.
Đi tiểu thường xuyên hơn: Nếu bạn cảm thấy buồn tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi bộ lọc của thận bị tổn thương, nó có thể gây ra cảm giác buồn tiểu nhiều hơn. Đôi khi, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới. Ảnh: Lybrate.
Nước tiểu có vấn đề: Nước tiểu sủi bọt có thể là dấu hiệu của quá nhiều protein gọi là albumin. Điều đó là kết quả của các vấn đề về thận, nên nước tiểu có thể có màu nâu hoặc rất nhạt. Chức năng thận bị trục trặc có thể khiến máu rò rỉ vào bàng quang. Máu trong nước tiểu cũng có thể do sỏi thận, khối u hoặc nhiễm trùng. Ảnh: Shutterstock.
Phù nề: Khi thận không thể loại bỏ natri hiệu quả, chất lỏng sẽ tích tụ trong cơ thể bạn. Điều đó có thể dẫn đến sưng tấy tay, chân, mắt cá chân, cẳng chân hoặc mặt sưng húp. Protein rò rỉ ra ngoài qua nước tiểu có thể biểu hiện dưới dạng bọng mắt quanh mắt. Ảnh: Health.
Chán ăn: Đây là triệu chứng rất chung chung nhưng sự tích tụ chất độc do chức năng thận suy giảm có thể là một trong những nguyên nhân. Thay đổi đột ngột mùi vị thức ăn, chán ăn, thậm chí buồn nôn liên tục là những dấu hiệu cảnh báo thận bị tổn thương. Nhiều người cũng nhận thấy có vị kim loại trong miệng. Điều này xảy ra khi các chất thải trong máu làm thay đổi mùi vị của thực phẩm. Chúng cũng gây ra hơi thở hôi. Ảnh: Pexels.
Chuột rút: Mất cân bằng các chất điện giải như natri, canxi, kali có thể do chức năng thận suy giảm. Nồng độ canxi thấp và phốt pho được kiểm soát kém có thể góp phần gây ra chuột rút cơ bắp. Ảnh: Medium.