Hộp xốp đựng thức ăn: Loại hộp này có thể chứa polystyrene. Trong đó, styrene - một chất được cho là có liên quan tới bệnh ung thư ở con người - thẩm thấu vào thức ăn và vào nguồn nước ngầm từ các bãi rác. Bạn nên tránh sử dụng loại hộp này để đựng thức ăn đã nấu chín, đặc biệt là thức ăn nóng. Ảnh: Newweek.Nồi, chảo chống dính: Một số dụng cụ nấu ăn chống dính có chứa PFC - độc tố nguy hiểm có thể phát tán vào không khí khi bị đun nóng hơn 260 độ C, gây triệu chứng như cảm cúm cho người khi hít phải. Để bạn dễ hình dung, dầu ôliu bắt đầu bốc khói ở 210 độ C. Do đó, tốt nhất bạn không nên để chảo không trên bếp đang bật đề phòng để quên. Ảnh: Today.Xoong, chảo cũ có bề mặt rỗ: Những xoong chảo cũ từ nhôm có thể khiến kim loại này thẩm thấu vào thức ăn. Trong đó, những loại rau lá hay thực phẩm chứa axit như cà chua sẽ hấp thụ nhiều nhất. Bạn nên sử dụng xoong nồi bằng nhôm anod với bề mặt chống dính bền. Ảnh: Outdoor Revival.Bình nước thể thao bằng nhựa: Các bình nhựa giá rẻ có thể chứa bisphenol A, một chất bị nghi ngờ phá vỡ hormone và được chứng minh là kích thích tế bào ung thư tuyến tiền liệt phát triển. Bạn nên thay bình nhựa bằng bình thủy tinh, thép không gỉ hoặc nhựa an toàn. Ảnh: Layawellness.Chai nước khoáng hoặc nước ngọt tái sử dụng: Loại chai này thường được làm từ Polyethylene terephthalate (PET). Tuy an toàn cho lần dùng đầu tiên, nếu tái sử dụng nhiều lần, nguy cơ các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng bị hòa tan vào nước sẽ tăng cao. Ảnh: Business Insider.Đồ nhựa PVC: Những món đồ làm từ PVC thường chứa chất làm mềm phthalates. Phthalates có thể gây hại cho gan, thận và cơ quan sinh sản của động vật. Chúng có thể giả các hormone và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ em, nhất là khi trẻ sơ sinh ngậm hay cắn đồ chơi bằng nhựa vinyl. Do đó, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm bằng nhựa PVC hay nhựa mềm mà trẻ có thể đưa vào miệng. Ảnh: Emag.Dung dịch làm sạch bếp nướng: Các loại dung dịch tẩy rửa bếp nướng có thể chứa sodium hydroxide hoặc potassium hydroxide, khiến người hít phải thấy khó thở, đau họng và bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp. Bạn nên mở cửa để bếp thông thoáng, đeo găng tay và kính bảo hộ khi sử dụng các dung dịch này. Ảnh: Ovencleaningnorfolk.
Hộp xốp đựng thức ăn: Loại hộp này có thể chứa polystyrene. Trong đó, styrene - một chất được cho là có liên quan tới bệnh ung thư ở con người - thẩm thấu vào thức ăn và vào nguồn nước ngầm từ các bãi rác. Bạn nên tránh sử dụng loại hộp này để đựng thức ăn đã nấu chín, đặc biệt là thức ăn nóng. Ảnh: Newweek.
Nồi, chảo chống dính: Một số dụng cụ nấu ăn chống dính có chứa PFC - độc tố nguy hiểm có thể phát tán vào không khí khi bị đun nóng hơn 260 độ C, gây triệu chứng như cảm cúm cho người khi hít phải. Để bạn dễ hình dung, dầu ôliu bắt đầu bốc khói ở 210 độ C. Do đó, tốt nhất bạn không nên để chảo không trên bếp đang bật đề phòng để quên. Ảnh: Today.
Xoong, chảo cũ có bề mặt rỗ: Những xoong chảo cũ từ nhôm có thể khiến kim loại này thẩm thấu vào thức ăn. Trong đó, những loại rau lá hay thực phẩm chứa axit như cà chua sẽ hấp thụ nhiều nhất. Bạn nên sử dụng xoong nồi bằng nhôm anod với bề mặt chống dính bền. Ảnh: Outdoor Revival.
Bình nước thể thao bằng nhựa: Các bình nhựa giá rẻ có thể chứa bisphenol A, một chất bị nghi ngờ phá vỡ hormone và được chứng minh là kích thích tế bào ung thư tuyến tiền liệt phát triển. Bạn nên thay bình nhựa bằng bình thủy tinh, thép không gỉ hoặc nhựa an toàn. Ảnh: Layawellness.
Chai nước khoáng hoặc nước ngọt tái sử dụng: Loại chai này thường được làm từ Polyethylene terephthalate (PET). Tuy an toàn cho lần dùng đầu tiên, nếu tái sử dụng nhiều lần, nguy cơ các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng bị hòa tan vào nước sẽ tăng cao. Ảnh: Business Insider.
Đồ nhựa PVC: Những món đồ làm từ PVC thường chứa chất làm mềm phthalates. Phthalates có thể gây hại cho gan, thận và cơ quan sinh sản của động vật. Chúng có thể giả các hormone và ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ em, nhất là khi trẻ sơ sinh ngậm hay cắn đồ chơi bằng nhựa vinyl. Do đó, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm bằng nhựa PVC hay nhựa mềm mà trẻ có thể đưa vào miệng. Ảnh: Emag.
Dung dịch làm sạch bếp nướng: Các loại dung dịch tẩy rửa bếp nướng có thể chứa sodium hydroxide hoặc potassium hydroxide, khiến người hít phải thấy khó thở, đau họng và bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp. Bạn nên mở cửa để bếp thông thoáng, đeo găng tay và kính bảo hộ khi sử dụng các dung dịch này. Ảnh: Ovencleaningnorfolk.