1. Hạt gai dầu: Là hạt từ các loại cây thuộc họ gai dầu, thường được lầm tưởng với cây cần sa nhưng thực chất chúng hoàn toàn khác về thành phần lẫn công dụng đối với cơ thể con người. Khác với những loại thực vật khác, hạt gai dầu chứa rất nhiều axit amin thiết yếu mà phần lớn chỉ có trong thịt động vật. Bên cạnh đó, loại hạt này cũng chứa rất nhiều chất xơ và axit béo có lợi, có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe của tim, da và khớp. Ảnh: Healthline.2. Hạt lanh: Là hạt của cây lanh, có màu nâu hoặc vàng. Cùng với hạt gai dầu, hạt lanh là một trong những loại hạt rất có lợi cho sức khỏe như giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và cải thiện chức năng não. Ngoài ra, đối với người theo chế độ ăn chay, hạt lanh sẽ là nguồn cung cấp omega-3 thay thế cho cá. Bên cạnh đó, loại hạt này còn giúp ngăn chặn cholesterol trong máu, giảm viêm động mạch và giảm sự phát triển của khối u. Ảnh: Men's Health.3. Hạt chia: Một trong những loại hạt giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, khoáng chất và omega-3. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch và gan, giảm huyết áp, hỗ trợ xương, chống viêm và cân bằng lượng đường trong máu. Hạt chia là một nguyên liệu quen thuộc với mọi người và được sử dụng một cách đa dạng như pha với các loại nước, làm bánh pudding hoặc ăn cùng với yogurt. Ảnh: Mashed.4. Hạt vừng (mè): Khác với các loại hạt trên, hạt vừng chứa rất nhiều canxi giúp ích cho sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng hạt vừng có tác dụng chống viêm và làm chậm khả năng lây lan của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, những hạt mè đen sẽ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ích cho hoạt động của não, giảm viêm ở xương, khớp và cơ. Ảnh: HealthifyMe.5. Hạt hướng dương: Là một trong những món ăn vặt quen thuộc, nhưng phần lớn mọi người vẫn chưa biết những lợi ích mà hạt hướng dương đem lại cho cơ thể như cân bằng huyết áp, giảm cholesterol, tốt cho xương, cơ và lượng đường trong máu. Hàm lượng dinh dưỡng trong hạt hướng dương rất dồi dào, bao gồm vitamin E, B1, B2, B3, C và nhiều khoáng chất khác. Tuy nhiên, do lượng calo cũng như phốt pho trong hạt hướng dương khá cao, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận. Vì vậy, khẩu phần ăn khuyến nghị là 130 g một ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ảnh: Healthlogus.6. Hạt bí: Tương tự hạt hướng dương, hạt bí là một món ăn vặt quen thuộc với mọi người. Nếu vitamin E xuất hiện nhiều ở hạt hướng dương thì hạt bí lại đem đến rất nhiều vitamin A giúp cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, hạt bí có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính, tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như đầy hơi và tiêu chảy. Ảnh: Homestead and Chill.
1. Hạt gai dầu: Là hạt từ các loại cây thuộc họ gai dầu, thường được lầm tưởng với cây cần sa nhưng thực chất chúng hoàn toàn khác về thành phần lẫn công dụng đối với cơ thể con người. Khác với những loại thực vật khác, hạt gai dầu chứa rất nhiều axit amin thiết yếu mà phần lớn chỉ có trong thịt động vật. Bên cạnh đó, loại hạt này cũng chứa rất nhiều chất xơ và axit béo có lợi, có tác dụng chống oxy hóa, cải thiện sức khỏe của tim, da và khớp. Ảnh: Healthline.
2. Hạt lanh: Là hạt của cây lanh, có màu nâu hoặc vàng. Cùng với hạt gai dầu, hạt lanh là một trong những loại hạt rất có lợi cho sức khỏe như giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và cải thiện chức năng não. Ngoài ra, đối với người theo chế độ ăn chay, hạt lanh sẽ là nguồn cung cấp omega-3 thay thế cho cá. Bên cạnh đó, loại hạt này còn giúp ngăn chặn cholesterol trong máu, giảm viêm động mạch và giảm sự phát triển của khối u. Ảnh: Men's Health.
3. Hạt chia: Một trong những loại hạt giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, khoáng chất và omega-3. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch và gan, giảm huyết áp, hỗ trợ xương, chống viêm và cân bằng lượng đường trong máu. Hạt chia là một nguyên liệu quen thuộc với mọi người và được sử dụng một cách đa dạng như pha với các loại nước, làm bánh pudding hoặc ăn cùng với yogurt. Ảnh: Mashed.
4. Hạt vừng (mè): Khác với các loại hạt trên, hạt vừng chứa rất nhiều canxi giúp ích cho sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, một số nghiên cứu chỉ ra rằng hạt vừng có tác dụng chống viêm và làm chậm khả năng lây lan của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, những hạt mè đen sẽ chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ích cho hoạt động của não, giảm viêm ở xương, khớp và cơ. Ảnh: HealthifyMe.
5. Hạt hướng dương: Là một trong những món ăn vặt quen thuộc, nhưng phần lớn mọi người vẫn chưa biết những lợi ích mà hạt hướng dương đem lại cho cơ thể như cân bằng huyết áp, giảm cholesterol, tốt cho xương, cơ và lượng đường trong máu. Hàm lượng dinh dưỡng trong hạt hướng dương rất dồi dào, bao gồm vitamin E, B1, B2, B3, C và nhiều khoáng chất khác. Tuy nhiên, do lượng calo cũng như phốt pho trong hạt hướng dương khá cao, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thận. Vì vậy, khẩu phần ăn khuyến nghị là 130 g một ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Ảnh: Healthlogus.
6. Hạt bí: Tương tự hạt hướng dương, hạt bí là một món ăn vặt quen thuộc với mọi người. Nếu vitamin E xuất hiện nhiều ở hạt hướng dương thì hạt bí lại đem đến rất nhiều vitamin A giúp cải thiện hệ miễn dịch. Ngoài ra, hạt bí có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính, tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như đầy hơi và tiêu chảy. Ảnh: Homestead and Chill.