1. "Làm tốt lắm": Theo chuyên gia tâm lý trẻ em Jenn Berman, mỗi khi con học được kỹ năng mới, việc thốt lên những cụm từ chung chung như "Giỏi lắm", "Con làm rất tốt" có thể khiến trẻ phụ thuộc vào sự tán dương hơn là tự tạo động lực. Thay vào đó, cha mẹ hãy dành những lời khen thật sự xứng đáng và càng cụ thể càng tốt. Bạn hãy tập trung vào hành động và nỗ lực của trẻ.2. "Chỉ cần chăm chỉ, con sẽ thành công": Câu nói này nghe có vẻ đúng đắn nhưng đôi khi lại vô tình tạo áp lực quá lớn cho trẻ. Tiến sĩ tâm lý Joel Fish cho rằng câu nói này ngầm ám chỉ nếu con mắc sai lầm, đồng nghĩa với việc con chưa đủ chăm chỉ. Vậy nên, thay vì tập trung vào thành tích cuối cùng, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ nỗ lực vì chính bản thân, vì sự tiến bộ và niềm tự hào với quá trình của mình.3. "Con hãy nhanh lên": Con bạn lề mề với bữa sáng, khăng khăng tự buộc dây giày dù chưa thành thạo hoặc có nguy cơ trễ học. Nhưng việc phụ huynh quát tháo "Nhanh lên" chỉ khiến con thêm căng thẳng, rối loạn, theo chuyên gia tâm lý Linda Acredolo. Thay vào đó, bạn có thể nói nhẹ nhàng hơn, ví dụ "Mình cùng nhanh nào". Điều này giúp con xây dựng tinh thần hợp tác, khiến con cảm thấy được đồng hành.4. "Con ổn mà": Khi đứa trẻ ngã xầy đầu gối, nước mắt giàn giụa, phản xạ của cha mẹ là vỗ về, trấn an rằng không sao đâu. Nhưng câu nói "Con ổn mà" có thể chỉ khiến trẻ cảm thấy tệ hơn. TS Berman khẳng định trẻ khóc là vì chúng không ổn. Lúc này, nhiệm vụ của bạn không phải là phủ nhận cảm xúc của trẻ, mà là giúp chúng hiểu và vượt qua.5. "Để bố/mẹ làm giúp": Nhìn thấy con vật lộn với khối lego hay bức tranh ghép, phụ huynh thường muốn xắn tay vào giúp. Nhưng bạn hãy dừng lại. Tiến sĩ tâm lý Myrna Shure cảnh báo việc can thiệp quá sớm có thể cản trở sự độc lập của trẻ. Thay vào đó, bạn hãy đặt những câu hỏi dẫn dắt để con tự tìm ra giải pháp.6. "Bố/mẹ không đủ tiền": Đây có thể là câu trả lời quen thuộc của nhiều phụ huynh khi con vòi vĩnh đồ chơi mới. Nhưng vô tình, cha mẹ đang gửi đi thông điệp rằng họ không kiểm soát được tài chính của mình. Điều đó có thể khiến trẻ lo lắng. Thay vì nói "Không đủ tiền", bạn có thể nói "Chúng ta không mua món đồ đó vì đang tiết kiệm cho những thứ quan trọng hơn". Nếu con tiếp tục hỏi, đây chính là cơ hội để bạn bắt đầu thảo luận với con về cách lập ngân sách và quản lý tiền bạc.
7. "Đừng nói chuyện với người lạ": Câu dặn dò quen thuộc này có thể là cản trở đối với trẻ bởi trẻ chưa hình thành rõ nét khái niệm "người lạ", chúng chỉ đơn giản phân biệt người tốt - xấu qua hành vi. Việc cha mẹ dặn dò như vậy có thể khiến trẻ lầm tưởng, né tránh cả những người tốt, như cảnh sát. Thay vì chỉ đưa ra một quy tắc suông, bạn hãy giúp trẻ hiểu và ứng phó cụ thể thông qua các tình huống. *Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
1. "Làm tốt lắm": Theo chuyên gia tâm lý trẻ em Jenn Berman, mỗi khi con học được kỹ năng mới, việc thốt lên những cụm từ chung chung như "Giỏi lắm", "Con làm rất tốt" có thể khiến trẻ phụ thuộc vào sự tán dương hơn là tự tạo động lực. Thay vào đó, cha mẹ hãy dành những lời khen thật sự xứng đáng và càng cụ thể càng tốt. Bạn hãy tập trung vào hành động và nỗ lực của trẻ.
2. "Chỉ cần chăm chỉ, con sẽ thành công": Câu nói này nghe có vẻ đúng đắn nhưng đôi khi lại vô tình tạo áp lực quá lớn cho trẻ. Tiến sĩ tâm lý Joel Fish cho rằng câu nói này ngầm ám chỉ nếu con mắc sai lầm, đồng nghĩa với việc con chưa đủ chăm chỉ. Vậy nên, thay vì tập trung vào thành tích cuối cùng, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ nỗ lực vì chính bản thân, vì sự tiến bộ và niềm tự hào với quá trình của mình.
3. "Con hãy nhanh lên": Con bạn lề mề với bữa sáng, khăng khăng tự buộc dây giày dù chưa thành thạo hoặc có nguy cơ trễ học. Nhưng việc phụ huynh quát tháo "Nhanh lên" chỉ khiến con thêm căng thẳng, rối loạn, theo chuyên gia tâm lý Linda Acredolo. Thay vào đó, bạn có thể nói nhẹ nhàng hơn, ví dụ "Mình cùng nhanh nào". Điều này giúp con xây dựng tinh thần hợp tác, khiến con cảm thấy được đồng hành.
4. "Con ổn mà": Khi đứa trẻ ngã xầy đầu gối, nước mắt giàn giụa, phản xạ của cha mẹ là vỗ về, trấn an rằng không sao đâu. Nhưng câu nói "Con ổn mà" có thể chỉ khiến trẻ cảm thấy tệ hơn. TS Berman khẳng định trẻ khóc là vì chúng không ổn. Lúc này, nhiệm vụ của bạn không phải là phủ nhận cảm xúc của trẻ, mà là giúp chúng hiểu và vượt qua.
5. "Để bố/mẹ làm giúp": Nhìn thấy con vật lộn với khối lego hay bức tranh ghép, phụ huynh thường muốn xắn tay vào giúp. Nhưng bạn hãy dừng lại. Tiến sĩ tâm lý Myrna Shure cảnh báo việc can thiệp quá sớm có thể cản trở sự độc lập của trẻ. Thay vào đó, bạn hãy đặt những câu hỏi dẫn dắt để con tự tìm ra giải pháp.
6. "Bố/mẹ không đủ tiền": Đây có thể là câu trả lời quen thuộc của nhiều phụ huynh khi con vòi vĩnh đồ chơi mới. Nhưng vô tình, cha mẹ đang gửi đi thông điệp rằng họ không kiểm soát được tài chính của mình. Điều đó có thể khiến trẻ lo lắng. Thay vì nói "Không đủ tiền", bạn có thể nói "Chúng ta không mua món đồ đó vì đang tiết kiệm cho những thứ quan trọng hơn". Nếu con tiếp tục hỏi, đây chính là cơ hội để bạn bắt đầu thảo luận với con về cách lập ngân sách và quản lý tiền bạc.
7. "Đừng nói chuyện với người lạ": Câu dặn dò quen thuộc này có thể là cản trở đối với trẻ bởi trẻ chưa hình thành rõ nét khái niệm "người lạ", chúng chỉ đơn giản phân biệt người tốt - xấu qua hành vi. Việc cha mẹ dặn dò như vậy có thể khiến trẻ lầm tưởng, né tránh cả những người tốt, như cảnh sát. Thay vì chỉ đưa ra một quy tắc suông, bạn hãy giúp trẻ hiểu và ứng phó cụ thể thông qua các tình huống. *Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại