Dưới đây là 5 hành động của mẹ có thể gây tổn hại trực tiếp đến não thai nhi, các mẹ nên tránh xa:
Uống đồ uống có chất kích thích
Trong thời kì mang thai, các mẹ bầu thường chỉ tránh uống rượu, bia mà quên rằng các loại đồ uống có chứa chất caffeine như chè, cà phê… cũng nằm trong danh sách đồ uống tuyệt đối không nên sử dụng.
Một số nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, hấp thụ quá nhiều chất caffeine sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp của người mẹ, sau đó chuyển thành các biến chứng ở thai nhi như thai chết lưu, dị tật, làm tăng nguy cơ sảy thai...
|
Ảnh minh họa. |
Căng thẳng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tâm trạng của người mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ và tính cách của bé sau này.
Trong thai kì, nếu mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng, chán nản, u buồn, lo lắng… thì em bé sau này sinh ra chắc chắn sẽ không thể hay cười.
Trong một vài trường hợp đặc biệt còn có thể khiến cả mẹ và con mắc chứng trầm cảm hoặc các bệnh về tim,
Ăn uống nghèo nàn
Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng rất nguy hiểm với quá trình phát triển của não em bé trong tử cung mẹ. Những chất dinh dưỡng tốt nhất cho não thai nhi bao gồm folate và i-ốt.
- Nguy cơ khi thiếu folate: Thiếu folate trong thai kỳ sẽ làm gián đoạn sự tăng trưởng của tế bào, đặc biệt là hồng cầu trong xương, kết quả là gây thiếu máu. Một trong những biểu hiện cụ thể nhất khi mẹ bầu bổ sung thiếu folate là gây ra khuyết tật ống thần kinh, gây chứng hở hàm ếch.
- Nguy cơ khi thiếu hụt i-ốt: Theo số liệu thống kê, có khoảng 50% chị em phụ nữ mang bầu và cho con bú bị thiếu i-ốt. I-ốt có vai trò quan trọng trong các hoạt động của tuyến giáp và khi mẹ bầu ăn uống thiếu i-ốt có thể dẫn đến các vấn đề về sinh sản, chậm phát triển thần kinh, trẻ có chỉ số IQ thấp và sảy thai.
- Nguy cơ khi thiếu hụt protein: Thiếu hụt protein trong quá trình mang thai có thể khiến thai nhi có não bộ nhỏ hơn bình thường. Điều này gây ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc học tập của trẻ sau này.
Uống rượu, ngửi khói thuốc lá
Mẹ bầu hút thuốc lá hoặc thường xuyên tiếp xúc trong môi trường có khói thuốc có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Các hóa chất trong thuốc lá sẽ phá hủy các nhiễm sắc thể của em bé trong bụng, khiến thai nhi có nguy cơ bị chết lưu hoặc chậm phát triển.
Ngoài ra, em bé trong bụng mẹ cũng có thể phải đối mặt với các vấn đề về hệ hô hấp, sau khi chào đời có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh hen. Mẹ bầu hít phải nhiều khói thuốc lá cũng có nguy cơ sinh ra những em bé có trí thông minh thấp. khi lớn lên có thể bị tăng động và ảnh hưởng đến việc học hành sau này của trẻ.
Bên cạnh việc hút thuốc, mẹ bầu uống rượu cũng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới não, hành vi, khả năng học tập sau này của trẻ.
Tiếp xúc với môi trường độc hại
Người mẹ đang mang thai ở trong môi trường nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại là vô cùng nguy hiểm cho em bé.
Một số chất độc hại bao gồm:
- Asen: Arsenic thường có trong rau quả, nước uống, hải sản, mỹ phẩm và một số loại thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu. Nhiễm độc asen có thể khiến thai nhi bị thiếu máu, nhịp tim bất thường và gây ra các rối loạn thần kinh.
- Thủy ngân: Thủy ngân được tìm thấy trong không khí, nước, đất từ việc đốt nhiên liệu, đốt các sản phẩm gia dụng hay có trong mỹ phẩm và đặc biệt là trong hải sản.
Mẹ bầu nên tránh nhiễm độc thủy ngân bằng cách tránh tiếp cận với những nơi đốt rác. Mẹ cũng nên chọn mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên thay vì mỹ phẩm từ hóa chất và nên lưu ý khi ăn hải sản.
- Chì: thường được tìm thấy trong các loại sơn hoặc nước từ các ống xả.
Nếu người mẹ mang thai tiếp xúc với không khí có chứa chì có thể đi qua nhau thai, ảnh hưởng đến thai nhi. Lúc này, hệ thống thần kinh, gan, thận, đường tiêu hóa… của bé có thể bị ảnh hưởng dẫn đến trẻ bị mù, điếc, thậm chí chết lưu.
Vì vậy mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý tránh xa những loại hóa chất độc hại trên.
Vậy mẹ bầu nên ăn gì để tốt cho não của thai nhi?
Hạt bí giàu kẽm
Kẽm là vi chất thiết yếu cần cho quá trình xây dựng cấu trúc tế bào của não bộ cũng như kích hoạt các khu vực tiếp nhận và xử lý thông tin trong lão bộ. Hầu hết kẽm trong hạt bí ngô tập trung bên cạnh vỏ vì vậy khi bóc vỏ cần chú ý nhẹ nhàng. Mỗi ngày bổ sung thêm 7mg là vừa đủ lượng cần thiết .
Rau chân vịt giàu axit folic
Rau chân vịt không chỉ giàu sắt mà còn chứa axit folic tự nhiên giúp tạo nhiễm sắc thể và điều tiết quá trình trao đổi chất của tế bào đồng thời bảo vệ mô não trong quá trình thai nhi phát triển. Mỗi ngày phụ nữ mang thai cần bổ sung 400 mcg axit folic. Tuy nhiên cần chú ý không nấu rau chân vịt quá chín sẽ bị mất đi các dinh dưỡng thiết yếu.
Trứng giàu choline
Trứng không chỉ là nguồn thực phẩm dồi dào protein và sắt cần thiết cho sự phát triển của não bộ mà còn là nguồn thực phẩm giàu choline - thành phần quan trọng giúp phát triển bộ nhớ và duy trì khả năng học hỏi trong suốt cuộc đời của bé. Trong thời gian mang thai người mẹ cần bổ sung 450mg choline mỗi ngày. Lòng đỏ trứng là nguồn thực phẩm rất giàu choline.
Khoai lang cung cấp Beta-carotene
Trong khoai lang chứa nhiều beta-carotene, thành phần được chuyển hóa thành vitamin A khi được bổ sung vào cơ thể giúp phát triển hệ thống thần kinh trung ương cho bé. Bà bầu cần bổ sung trung bình 700mcg beta-caroten mỗi ngày. Nên lựa chọn khoai vàng vì đây là loại giàu beta-carotene nhất.
Các loại hạt đậu giàu sắt
Sắt là vi chất rất quan trọng trong quá trình hình thành myelin giúp việc truyền thông tin tới não chính xác và nhanh chóng. Nếu thiếu sắt có thể gây ra hiện tượng suy nhược thần kinh ở trẻ sơ sinh. Phụ nữ mang thai cần bổ sung ít nhất 14.8mg sắt mỗi ngày trong suốt thai kỳ.
Các loại hạt có nguồn gốc từ Brazil tăng cường selen
Ngoài chất béo các loại hạt như hướng dương, hạnh nhân cũng là nguồn cung cấp selen dồi dào - vi chất mà nếu thiếu có thể làm giảm sự phát triển não của thai nhi. Mỗi ngày phụ nữ mang thai cần bổ sung 60 mcg selen từ các loại hạt.
Đậu phộng giàu vitamin E
Ngoài việc giàu chất béo, protein, các loại hạt đậu còn rất giàu vitamin E. vitamin E trong các loại hạt này sẽ giúp hỗ trợ DHA và bảo vệ màng tế bào não. Bổ sung 3 mg vitamin E mỗi ngày từ các loại đậu phộng, lạc là thiết yếu cho phụ nữ mang thai.
Sữa chua cung cấp i-ốt
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, thiếu hụt i-ốt trong thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ sau sinh. Sữa chua là loại thực phẩm giàu iot và protein giúp ngăn ngừa các vấn đề về tinh thần cũng như sự thiếu cân của trẻ khi sinh ra. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 140 mcg i-ot mỗi ngày. Ngoài sữa chua, sữa, lê và muối i-ốt cũng là nguồn cung cấp i-ốt rất tốt.