Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư, mối quan tâm lớn nhất của bạn là gì? Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một câu hỏi liên quan đến tính mạng và sức khỏe của mình: Bệnh ung thư có di truyền không?Đến nay chưa có báo cáo nghiên cứu nào khẳng định ung thư là bệnh di truyền rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu xác nhận, một số bệnh ung thư có khuynh hướng kết hợp di truyền và gia đình. Các bằng chứng đều thể hiện từ tỷ lệ mắc bệnh ung thư trong gia đình đến nghiên cứu cấp độ tế bào và phân tử.Tế bào ung thư không truyền trực tiếp từ thế hệ trước sang thế hệ sau mà các gen ở thế hệ sau có vấn đề. Khi một trong những gen ức chế khối u và ung thư biểu mô bị đột biến, thế hệ sau sẽ rất nhạy cảm với các yếu tố và chất gây ung thư khác nhau, từ đó tỷ lệ ung thư sẽ tăng lên ở giai đoạn sau. 5 loại ung thư sau đây đều có các đặc điểm quần tụ gia đình:1. Ung thư vú: Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng, nếu người mẹ bị ung thư vú trước khi mãn kinh, nhất là khi còn trẻ mà xuất hiện ung thư cả hai vú thì nguy cơ mắc ung thư vú ở thế hệ sau cao gấp 9 lần so với những phụ nữ khác.Hơn nữa, trong tương lai, độ tuổi trung bình mắc ung thư vú ở thế hệ sau có thể sớm hơn khoảng 10 năm so với các nhóm dân số khác. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh ở đây là ung thư vú không phải là bệnh di truyền trực tiếp mà là bệnh di truyền về chất lượng ung thư.2. Ung thư phổi: Ung thư phổi cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng tập hợp gia đình, tính nhạy cảm di truyền, suy giảm liên tục chức năng miễn dịch, rối loạn chuyển hóa và nội tiết,… đều đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện ung thư phổi.Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, những người mang gen mẫn cảm thường nhạy cảm hơn với các chất gây ung thư từ môi trường. Trong số các loại bệnh lý của ung thư phổi, ung thư biểu mô tế bào vảy có khuynh hướng di truyền là 35,8%, trong khi ung thư biểu mô tế bào phế nang cao tới 58,3%.3. Ung thư đại trực tràng: Bệnh nhân phát triển thành ung thư đại trực tràng do gen mẫn cảm trong gia đình và bệnh di truyền chiếm khoảng 10% đến 15% tổng số bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nếu có ai đó trong gia đình bị ung thư, nguy cơ của họ cao hơn dân số chung hơn 3-4 lần.Cũng có một trường hợp đặc biệt, đó là bệnh polyp tuyến di truyền, là bệnh di truyền trội trên cơ thể, một khi bệnh xuất hiện ở thế hệ sau và không được điều trị tích cực thì tỷ lệ ung thư sau này gần như là 100%, các càng nhiều polyp tuyến dạng nhung mao thì tỷ lệ ung thư càng cao.4. Ung thư buồng trứng: Sự xuất hiện của ung thư buồng trứng biểu mô có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Điều tra lâm sàng cho thấy 5-10% ung thư buồng trứng biểu mô có bất thường di truyền, chủ yếu liên quan đến ba hội chứng ung thư di truyền là HBOC, HSSOC và HNPCC.Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung thì tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng tăng lên đáng kể.5. Ung thư dạ dày: Một số lượng lớn các nghiên cứu và điều tra về di truyền học và sinh học phân tử đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4 lần đối với những người có quan hệ họ hàng với bệnh nhân ung thư dạ dày.Các gen liên quan bao gồm gen sinh ung thư, gen ức chế khối u, gen liên quan đến quá trình chết và gen liên quan đến di căn. Hoán vị và thay đổi của các gen này cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, gen di truyền chỉ là một khía cạnh, sự xuất hiện của ung thư dạ dày còn liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt chung, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và các yếu tố khác.Tất nhiên, điều này không có nghĩa là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư sẽ bị ung thư 100% trong tương lai. Chỉ là có vấn đề về gen nên tỷ lệ ung thư của bản thân cao hơn người khác.Vì vậy, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư là nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao. Họ nên tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ và thường xuyên thực hiện tầm soát chống ung thư có mục tiêu nhằm phát hiện các bệnh ung thư tiềm ẩn trong cơ thể càng sớm càng tốt.Mời quý độc giả xem video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác. Nguồn: Vinmec.
Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư, mối quan tâm lớn nhất của bạn là gì? Chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một câu hỏi liên quan đến tính mạng và sức khỏe của mình: Bệnh ung thư có di truyền không?
Đến nay chưa có báo cáo nghiên cứu nào khẳng định ung thư là bệnh di truyền rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu xác nhận, một số bệnh ung thư có khuynh hướng kết hợp di truyền và gia đình. Các bằng chứng đều thể hiện từ tỷ lệ mắc bệnh ung thư trong gia đình đến nghiên cứu cấp độ tế bào và phân tử.
Tế bào ung thư không truyền trực tiếp từ thế hệ trước sang thế hệ sau mà các gen ở thế hệ sau có vấn đề. Khi một trong những gen ức chế khối u và ung thư biểu mô bị đột biến, thế hệ sau sẽ rất nhạy cảm với các yếu tố và chất gây ung thư khác nhau, từ đó tỷ lệ ung thư sẽ tăng lên ở giai đoạn sau. 5 loại ung thư sau đây đều có các đặc điểm quần tụ gia đình:
1. Ung thư vú: Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng, nếu người mẹ bị ung thư vú trước khi mãn kinh, nhất là khi còn trẻ mà xuất hiện ung thư cả hai vú thì nguy cơ mắc ung thư vú ở thế hệ sau cao gấp 9 lần so với những phụ nữ khác.
Hơn nữa, trong tương lai, độ tuổi trung bình mắc ung thư vú ở thế hệ sau có thể sớm hơn khoảng 10 năm so với các nhóm dân số khác. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh ở đây là ung thư vú không phải là bệnh di truyền trực tiếp mà là bệnh di truyền về chất lượng ung thư.
2. Ung thư phổi: Ung thư phổi cũng liên quan đến yếu tố di truyền. Các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng tập hợp gia đình, tính nhạy cảm di truyền, suy giảm liên tục chức năng miễn dịch, rối loạn chuyển hóa và nội tiết,… đều đóng vai trò quan trọng trong việc xuất hiện ung thư phổi.
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng, những người mang gen mẫn cảm thường nhạy cảm hơn với các chất gây ung thư từ môi trường. Trong số các loại bệnh lý của ung thư phổi, ung thư biểu mô tế bào vảy có khuynh hướng di truyền là 35,8%, trong khi ung thư biểu mô tế bào phế nang cao tới 58,3%.
3. Ung thư đại trực tràng: Bệnh nhân phát triển thành ung thư đại trực tràng do gen mẫn cảm trong gia đình và bệnh di truyền chiếm khoảng 10% đến 15% tổng số bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Nếu có ai đó trong gia đình bị ung thư, nguy cơ của họ cao hơn dân số chung hơn 3-4 lần.
Cũng có một trường hợp đặc biệt, đó là bệnh polyp tuyến di truyền, là bệnh di truyền trội trên cơ thể, một khi bệnh xuất hiện ở thế hệ sau và không được điều trị tích cực thì tỷ lệ ung thư sau này gần như là 100%, các càng nhiều polyp tuyến dạng nhung mao thì tỷ lệ ung thư càng cao.
4. Ung thư buồng trứng: Sự xuất hiện của ung thư buồng trứng biểu mô có liên quan mật thiết đến yếu tố di truyền. Điều tra lâm sàng cho thấy 5-10% ung thư buồng trứng biểu mô có bất thường di truyền, chủ yếu liên quan đến ba hội chứng ung thư di truyền là HBOC, HSSOC và HNPCC.
Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung thì tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng tăng lên đáng kể.
5. Ung thư dạ dày: Một số lượng lớn các nghiên cứu và điều tra về di truyền học và sinh học phân tử đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao gấp 4 lần đối với những người có quan hệ họ hàng với bệnh nhân ung thư dạ dày.
Các gen liên quan bao gồm gen sinh ung thư, gen ức chế khối u, gen liên quan đến quá trình chết và gen liên quan đến di căn. Hoán vị và thay đổi của các gen này cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, gen di truyền chỉ là một khía cạnh, sự xuất hiện của ung thư dạ dày còn liên quan đến thói quen ăn uống, sinh hoạt chung, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và các yếu tố khác.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư sẽ bị ung thư 100% trong tương lai. Chỉ là có vấn đề về gen nên tỷ lệ ung thư của bản thân cao hơn người khác.
Vì vậy, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư là nhóm có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao. Họ nên tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ và thường xuyên thực hiện tầm soát chống ung thư có mục tiêu nhằm phát hiện các bệnh ung thư tiềm ẩn trong cơ thể càng sớm càng tốt.