Một người đàn ông 65 tuổi ở Trung Quốc bị đau vùng thượng vị tái phát trong vòng 1 năm, biểu hiện là đau quặn thắt, ợ chua, nấc cụt và nuốt đau sau khi ăn. Sau một thời gian tự điều trị thuốc do nghĩ bị viêm dạ dày, ông đã đi khám và được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày – thực quản. (Ảnh: ABLW)Bệnh nhân này cảm thấy thắc mắc không hiểu tại sao ông có thể mắc bệnh này mặc dù không hút thuốc hay uống rượu. Giải thích cho điều đó, bác sĩ Liao Jiangtao, Trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã liệt kê ra một số nguyên nhân của bệnh. (Ảnh: ABLW)Được biết, bệnh trào ngược dạ dày có liên quan mật thiết đến tuổi tác, chế độ ăn uống, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia, yếu tố tâm lý và các bệnh lý về dạ dày đang mắc phải. (Ảnh: Shutterstock)Các triệu chứng điển hình nhất của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là ợ chua, ợ hơi, ợ nóng và buồn nôn. Trong trường hợp nặng, bệnh này còn có thể dẫn đến viêm thực quản và tổn thương mô khác ngoài thực quản như hầu, thanh quản và đường thở. (Ảnh: ABLW)Bác sĩ Liao Jiangtao cho biết có thể tránh được sự “tấn công” của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và các yếu tố khác. (Ảnh: Wealth of Geeks)1. Chú ý đến chế độ ăn uống. Chia các bữa ăn thành bữa nhỏ thường xuyên, và cố gắng giảm thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn cay, chẳng hạn như thịt mỡ, kem, cà phê, sô cô la, ca cao, hạt tiêu, đồ uống lạnh và đồ uống có ga. (Ảnh: Getty Images)2. Kiểm soát cân nặng. Béo phì là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, vì áp lực trong ổ bụng tăng lên ở những người thừa cân. Do đó, giảm cân có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng trào ngược. (Ảnh: basculasbalanzas.com)3. Tập thể dục phù hợp. Tập thể dục thường xuyên có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa. (Ảnh: Liam Norris / Getty Images)Ngoài ra, thói quen này còn có thể giúp cơ bụng vận động, cải thiện tình trạng căng cơ dạ dày, ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa.4. Chú ý đến tư thế cơ thể. Trào ngược dạ dày - thực quản có thể xảy ra khi cơ thể gập người, cúi xuống, cúi đầu, nằm ngửa,… Nếu thường xuyên bị trào ngược vào ban đêm, bạn có thể kê cao đầu giường tối thiểu 15cm, tốt hơn là ngủ nghiêng về bên trái. (Ảnh: Internet)5. Phòng ngừa và điều trị táo bón. Bệnh trào ngược dạ dày thường do nhu động tiêu hóa không tốt và rối loạn chức năng làm rỗng. Thường xuyên bị táo bón sẽ làm tăng áp lực khoang bụng và dễ gây bệnh trào ngược dạ dày. Mời độc giả xem thêm video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng (Nguồn video: VTV)
Một người đàn ông 65 tuổi ở Trung Quốc bị đau vùng thượng vị tái phát trong vòng 1 năm, biểu hiện là đau quặn thắt, ợ chua, nấc cụt và nuốt đau sau khi ăn. Sau một thời gian tự điều trị thuốc do nghĩ bị viêm dạ dày, ông đã đi khám và được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày – thực quản. (Ảnh: ABLW)
Bệnh nhân này cảm thấy thắc mắc không hiểu tại sao ông có thể mắc bệnh này mặc dù không hút thuốc hay uống rượu. Giải thích cho điều đó, bác sĩ Liao Jiangtao, Trưởng khoa tiêu hóa của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã liệt kê ra một số nguyên nhân của bệnh. (Ảnh: ABLW)
Được biết, bệnh trào ngược dạ dày có liên quan mật thiết đến tuổi tác, chế độ ăn uống, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu bia, yếu tố tâm lý và các bệnh lý về dạ dày đang mắc phải. (Ảnh: Shutterstock)
Các triệu chứng điển hình nhất của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là ợ chua, ợ hơi, ợ nóng và buồn nôn. Trong trường hợp nặng, bệnh này còn có thể dẫn đến viêm thực quản và tổn thương mô khác ngoài thực quản như hầu, thanh quản và đường thở. (Ảnh: ABLW)
Bác sĩ Liao Jiangtao cho biết có thể tránh được sự “tấn công” của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và các yếu tố khác. (Ảnh: Wealth of Geeks)
1. Chú ý đến chế độ ăn uống. Chia các bữa ăn thành bữa nhỏ thường xuyên, và cố gắng giảm thức ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn cay, chẳng hạn như thịt mỡ, kem, cà phê, sô cô la, ca cao, hạt tiêu, đồ uống lạnh và đồ uống có ga. (Ảnh: Getty Images)
2. Kiểm soát cân nặng. Béo phì là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, vì áp lực trong ổ bụng tăng lên ở những người thừa cân. Do đó, giảm cân có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng trào ngược. (Ảnh: basculasbalanzas.com)
3. Tập thể dục phù hợp. Tập thể dục thường xuyên có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tiêu hóa. (Ảnh: Liam Norris / Getty Images)
Ngoài ra, thói quen này còn có thể giúp cơ bụng vận động, cải thiện tình trạng căng cơ dạ dày, ngăn ngừa hiện tượng trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa.
4. Chú ý đến tư thế cơ thể. Trào ngược dạ dày - thực quản có thể xảy ra khi cơ thể gập người, cúi xuống, cúi đầu, nằm ngửa,… Nếu thường xuyên bị trào ngược vào ban đêm, bạn có thể kê cao đầu giường tối thiểu 15cm, tốt hơn là ngủ nghiêng về bên trái. (Ảnh: Internet)
5. Phòng ngừa và điều trị táo bón. Bệnh trào ngược dạ dày thường do nhu động tiêu hóa không tốt và rối loạn chức năng làm rỗng. Thường xuyên bị táo bón sẽ làm tăng áp lực khoang bụng và dễ gây bệnh trào ngược dạ dày.