Ngày 19/11, Sở Công thương Đà Nẵng đã công bố, trao giấy công nhận cho 4 sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của thành phố được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thể, 4 sản phẩm được trao giấy chứng nhận lần này là cà phê sạch MaYaCa, nước mắm nhĩ Bình Minh, nước mắm Nam Ô – Hương làng cổ và bánh khô mè Bà Liễu Mẹ. Ảnh: BVPL.Các sản phẩm được công nhận là sản phẩm đặc trưng Đà Nẵng sẽ được sử dụng nhãn hiệu “DANANG VALUE” để gắn lên sản phẩm, bao bì của sản phẩm và các tài liệu giao dịch liên quan nhằm phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm đã được công nhận.Trong đó, sản phẩm nước mắm Nam Ô và mắm nhĩ Bình Minh là hai sản phẩm thuộc làng nghề nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu); Bánh Khô mè Bà Liễu Mẹ (quận Cẩm Lệ) là sản phẩm truyền thống lâu đời, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của TP Đà Nẵng.Nói đến nước mắm Nam Ô không thể không nhắc đến người Chăm. Theo các bậc cao niên, người Chăm đã mang nghề làm nước mắm và văn hóa sử dụng nước mắm đến với dân làng Nam Ô. Có thể nói, nghề làm nước mắm Nam Ô là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Dần dần, người Việt đã nâng kỹ thuật sản xuất nước mắm lên tầm cao hơn.Nghề làm nước mắm Nam Ô là nghề thủ công truyền thống thể hiện đậm nét cốt cách, đặc trưng văn hóa của cư dân địa phương. Nghề xuất phát từ việc ngư dân đánh bắt hải sản để kiếm ăn hàng ngày. Những khi đánh bắt dư dả thì ngư dân đã nghĩ đến việc chế biến cá bằng cách muối cá để thành nước mắm và các loại mắm để cá không bị hỏng, đồng thời phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày.Tiếp theo, bánh khô mè Bà Liễu Mẹ là đặc sản truyền thống của Thành phố Đà Nẵng. Ra đời từ năm 1967, đến nay đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều du khách trong và ngoài nước.Điều đặc biệt là Bánh khô mè Bà Liễu chỉ sử dụng các nguyên liệu chính từ sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, được kiểm định an toàn rõ ràng, tuyệt đối không dùng chất phụ gia và tôn trọng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, các sản phẩm của Bánh khô mè Bà Liễu luôn được khách hàng tin tưởng và ưa chuộng.Bánh khô mè được chế biến từ nguyên liệu của bột gạo – nếp, mè, đường kính và gừng. Bánh có dạng hình vuông hoặc chữ nhật, bên ngoài là một lớp mè được kết dính đường non tinh chất dẻo như mạch nha. Bánh khô mè phải chịu qua bảy lần nướng lửa mới thành bánh ngon. Do vậy mà nó còn mang tên là bánh bảy lửa.Một sản phẩm đặc trưng Đà Nẵng nữa là cà phê sạch MaYaCa. Với thông điệp “E’MaYaCa và khát vọng phổ biến cà phê sạch”, thương hiệu cà phê sạch MaYaCa ngày càng chiếm được thiện cảm người thưởng thức cà phê tại Đà Nẵng.Bằng phương pháp rang mộc truyền thống của người Tây Nguyên, những sản phẩm cà phê E’MaYaCa đặc trưng với hương thơm mộc mạc tự nhiên, thể chất đầy đặn, hậu vị ngọt thanh quyến rũ. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Về Xứ Dừa Thưởng Thức Món Ngon". Nguồn: VTV Review.
Ngày 19/11, Sở Công thương Đà Nẵng đã công bố, trao giấy công nhận cho 4 sản phẩm thương mại mang tính đặc trưng của thành phố được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Cụ thể, 4 sản phẩm được trao giấy chứng nhận lần này là cà phê sạch MaYaCa, nước mắm nhĩ Bình Minh, nước mắm Nam Ô – Hương làng cổ và bánh khô mè Bà Liễu Mẹ. Ảnh: BVPL.
Các sản phẩm được công nhận là sản phẩm đặc trưng Đà Nẵng sẽ được sử dụng nhãn hiệu “DANANG VALUE” để gắn lên sản phẩm, bao bì của sản phẩm và các tài liệu giao dịch liên quan nhằm phục vụ cho việc quảng bá sản phẩm đã được công nhận.
Trong đó, sản phẩm nước mắm Nam Ô và mắm nhĩ Bình Minh là hai sản phẩm thuộc làng nghề nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu); Bánh Khô mè Bà Liễu Mẹ (quận Cẩm Lệ) là sản phẩm truyền thống lâu đời, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của TP Đà Nẵng.
Nói đến nước mắm Nam Ô không thể không nhắc đến người Chăm. Theo các bậc cao niên, người Chăm đã mang nghề làm nước mắm và văn hóa sử dụng nước mắm đến với dân làng Nam Ô. Có thể nói, nghề làm nước mắm Nam Ô là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt – Chăm. Dần dần, người Việt đã nâng kỹ thuật sản xuất nước mắm lên tầm cao hơn.
Nghề làm nước mắm Nam Ô là nghề thủ công truyền thống thể hiện đậm nét cốt cách, đặc trưng văn hóa của cư dân địa phương. Nghề xuất phát từ việc ngư dân đánh bắt hải sản để kiếm ăn hàng ngày. Những khi đánh bắt dư dả thì ngư dân đã nghĩ đến việc chế biến cá bằng cách muối cá để thành nước mắm và các loại mắm để cá không bị hỏng, đồng thời phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày.
Tiếp theo, bánh khô mè Bà Liễu Mẹ là đặc sản truyền thống của Thành phố Đà Nẵng. Ra đời từ năm 1967, đến nay đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Điều đặc biệt là Bánh khô mè Bà Liễu chỉ sử dụng các nguyên liệu chính từ sản phẩm nông nghiệp với chất lượng cao, được kiểm định an toàn rõ ràng, tuyệt đối không dùng chất phụ gia và tôn trọng các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, các sản phẩm của Bánh khô mè Bà Liễu luôn được khách hàng tin tưởng và ưa chuộng.
Bánh khô mè được chế biến từ nguyên liệu của bột gạo – nếp, mè, đường kính và gừng. Bánh có dạng hình vuông hoặc chữ nhật, bên ngoài là một lớp mè được kết dính đường non tinh chất dẻo như mạch nha. Bánh khô mè phải chịu qua bảy lần nướng lửa mới thành bánh ngon. Do vậy mà nó còn mang tên là bánh bảy lửa.
Một sản phẩm đặc trưng Đà Nẵng nữa là cà phê sạch MaYaCa. Với thông điệp “E’MaYaCa và khát vọng phổ biến cà phê sạch”, thương hiệu cà phê sạch MaYaCa ngày càng chiếm được thiện cảm người thưởng thức cà phê tại Đà Nẵng.
Bằng phương pháp rang mộc truyền thống của người Tây Nguyên, những sản phẩm cà phê E’MaYaCa đặc trưng với hương thơm mộc mạc tự nhiên, thể chất đầy đặn, hậu vị ngọt thanh quyến rũ. Ảnh: Internet.