Sữa chua được tạo ra từ quá trình lên men của các vi khuẩn. Hầu hết các loại sữa đều có thể dùng làm sữa chua, tuy nhiên sữa bò là được dùng nhiều nhất.Sữa chua được đánh giá cao nhờ thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Thành phần sữa chua chứa đầy đủ các chất cần thiết như protein, glucid, lipid, canxi, vitamin đặc biệt là vitamin nhóm A và B.Sữa chua chứa rất nhiều các vi khuẩn sống, nhất là các men vi sinh. Đây là những lợi khuẩn cực tốt cho hệ tiêu hóa. Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau ba tuần sử dụng các bệnh nhân IBS đã cải thiện đáng kể chứng đầy hơi và tần suất phân của mình.Sữa chua tốt cho sức khỏe là điều khó phủ nhận. Tuy nhiên, lợi ích chỉ có được khi bạn chọn được loại sữa chua đảm bảo chất lượng. Nếu gặp 4 loại sữa chua không nên mua dưới đây, tốt nhất tránh xa kẻo tiền mất tật mang.Sữa chua bảo quản ở nhiệt độ phòng. Sữa chua bảo quản ở nhiệt độ phòng không phải là sữa chua đúng nghĩa. Thực tế, nhiều sản phẩm được ghi mác sữa chua nhưng không cần để tủ lạnh, không chứa chất bảo quản được quảng cáo rầm rộ.Theo chuyên gia dinh dưỡng, sản phẩm này được lên men để tạo thành sữa chua. Sau đó, nó được xử lý bằng phương pháp tiệt trùng UHT hoặc nhiệt độ cực cao để có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng thời gian dài. Vậy nhưng, nhiệt độ cao có thể tiêu diệt men vi sinh trong quá trình “đóng hộp vô trùng”.Sữa chua uống. Trên các kệ siêu thị, nhiều sản phẩm được quảng cáo là sữa chua uống, chứa thành phần vi khuẩn lactic. Thực chất, loại đồ uống này có chứa vi khuẩn lactic song thành phần chính hầu hết là nước và đường. Uống nhiều sản phẩm này có thể khiến bạn nạp lượng lớn đường gây hại.Sữa hoàn nguyên. Sữa hoàn nguyên là 1 dạng sữa nước, nhưng thực chất không phải là sữa tươi mà là sữa bột pha nước. Các nhà sản xuất sữa hoàn nguyên có thể thêm vào đó vi khuẩn lactic song nó không thể là sữa chua đúng nghĩa.Đáng lưu ý, sữa hoàn nguyên là loại sữa có chứa nhiều đường, chất tạo vị nhất trong các loại đồ uống có chứa sữa. Hàm lượng sữa trong chúng thực sự rất nhỏ. Chưa kể, qua nhiều lần xử lý nhiệt thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa hoàn nguyên bị giảm sút so với sữa tươi nguyên liệu.Sữa chua mix vị. Nhiều trẻ thích thú với sữa trái cây bởi hương vị chua ngọt dễ uống, màu sắc bắt mắt cùng bao bì hấp dẫn.Tuy nhiên, so với sữa nguyên chất thì sữa trái cây kém xa về dinh dưỡng cho trẻ. Nói đúng hơn, sữa trái cây giống như một loại nước giải khát chứa sữa. Thành phần “trái cây” cũng rất hiếm khi có thật. Vị chua ngọt của chúng cơ bản đều do đường, hương liệu làm nên. Ảnh: ITMời độc giả xem video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. Nguồn: THĐT
Sữa chua được tạo ra từ quá trình lên men của các vi khuẩn. Hầu hết các loại sữa đều có thể dùng làm sữa chua, tuy nhiên sữa bò là được dùng nhiều nhất.
Sữa chua được đánh giá cao nhờ thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Thành phần sữa chua chứa đầy đủ các chất cần thiết như protein, glucid, lipid, canxi, vitamin đặc biệt là vitamin nhóm A và B.
Sữa chua chứa rất nhiều các vi khuẩn sống, nhất là các men vi sinh. Đây là những lợi khuẩn cực tốt cho hệ tiêu hóa. Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sau ba tuần sử dụng các bệnh nhân IBS đã cải thiện đáng kể chứng đầy hơi và tần suất phân của mình.
Sữa chua tốt cho sức khỏe là điều khó phủ nhận. Tuy nhiên, lợi ích chỉ có được khi bạn chọn được loại sữa chua đảm bảo chất lượng. Nếu gặp 4 loại sữa chua không nên mua dưới đây, tốt nhất tránh xa kẻo tiền mất tật mang.
Sữa chua bảo quản ở nhiệt độ phòng. Sữa chua bảo quản ở nhiệt độ phòng không phải là sữa chua đúng nghĩa. Thực tế, nhiều sản phẩm được ghi mác sữa chua nhưng không cần để tủ lạnh, không chứa chất bảo quản được quảng cáo rầm rộ.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, sản phẩm này được lên men để tạo thành sữa chua. Sau đó, nó được xử lý bằng phương pháp tiệt trùng UHT hoặc nhiệt độ cực cao để có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng thời gian dài. Vậy nhưng, nhiệt độ cao có thể tiêu diệt men vi sinh trong quá trình “đóng hộp vô trùng”.
Sữa chua uống. Trên các kệ siêu thị, nhiều sản phẩm được quảng cáo là sữa chua uống, chứa thành phần vi khuẩn lactic. Thực chất, loại đồ uống này có chứa vi khuẩn lactic song thành phần chính hầu hết là nước và đường. Uống nhiều sản phẩm này có thể khiến bạn nạp lượng lớn đường gây hại.
Sữa hoàn nguyên. Sữa hoàn nguyên là 1 dạng sữa nước, nhưng thực chất không phải là sữa tươi mà là sữa bột pha nước. Các nhà sản xuất sữa hoàn nguyên có thể thêm vào đó vi khuẩn lactic song nó không thể là sữa chua đúng nghĩa.
Đáng lưu ý, sữa hoàn nguyên là loại sữa có chứa nhiều đường, chất tạo vị nhất trong các loại đồ uống có chứa sữa. Hàm lượng sữa trong chúng thực sự rất nhỏ. Chưa kể, qua nhiều lần xử lý nhiệt thì hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa hoàn nguyên bị giảm sút so với sữa tươi nguyên liệu.
Sữa chua mix vị. Nhiều trẻ thích thú với sữa trái cây bởi hương vị chua ngọt dễ uống, màu sắc bắt mắt cùng bao bì hấp dẫn.
Tuy nhiên, so với sữa nguyên chất thì sữa trái cây kém xa về dinh dưỡng cho trẻ. Nói đúng hơn, sữa trái cây giống như một loại nước giải khát chứa sữa. Thành phần “trái cây” cũng rất hiếm khi có thật. Vị chua ngọt của chúng cơ bản đều do đường, hương liệu làm nên. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. Nguồn: THĐT