Mỡ động vật. Không ít người vẫn trung thành với mỡ lợn với lý do “của nhà làm được”, ăn vô tư không lo chất bảo quản. Việc ăn nhiều mỡ lợn hay mỡ động vật nói chung không phải là lựa chọn thông minh, nhất là ăn trong một thời gian dài. So với dầu thực vật, mỡ động vật có tỷ lệ axit béo bão hòa tương đối lớn, chiếm tới 40%. Tiêu thụ nhiều axit béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol xấu, tăng lipid máu và các vấn đề về tim mạch, mạch máu não.Đặc biệt, thói quen rán mỡ một lần để ăn dần cũng khiến mỡ dễ biến chất, nhiễm nấm mốc đầu độc sức khỏe.Dù vậy, bạn không nhất thiết phải nói không với mỡ động vật. Ngoài những người tiêu hóa kém, bị bệnh dạ dày, liệt nửa người, huyết áp cao, đầy hơi, tiêu chảy, lưỡi dày bám cặn, nhiệt miệng lở loét... cần hạn chế mỡ lợn. Còn lại, tùy vào độ tuổi mà bạn nên ăn luân phiên giữa dầu và mỡ động vật theo tỉ lệ phù hợp. Ở đó, người cao tuổi nên ăn tỉ lệ mỡ/dầu là 3/7 trong khi người đang độ tuổi phát triển tỉ lệ 7/3.Dầu dừa. So với các loại dầu thực vật khác, dầu dừa được đánh giá cao nhờ hương vị thơm ngon, không sinh độc tố andehit khi đun nấu ở nhiệt độ cao.Tuy nhiên giống như mỡ động vật, dầu dừa tưởng tốt nhưng có hại bởi chứa nhiều cholesterol không có lợi cho việc ổn định lipid máu. Mặt khác, dầu dừa có công dụng trị táo bón song các chuỗi axit béo có trong nó có thể gây tiêu chảy khi ăn quá nhiều.Dầu cọ. Giống như tên gọi, dầu cọ được chiết xuất từ quả cây cọ. Dầu cọ không bị phân hủy khi nấu nướng ở nhiệt độ cao, giảm sinh độc tố andehit có hại.Bên cạnh lợi ích thì dầu cọ gây hại cho sức khỏe bởi chứa nhiều chất béo bão hòa (60%). Trong đó có axit panmitic, được biết đến là một loại axit có thể tích tụ trong cơ thể, gây xơ vữa mạch máu và ung thư. Nếu sử dụng quá nhiều, lượng cholesterol xấu trong máu sẽ tăng, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Bơ thực vật. Bơ thực vật hay được sử dụng trong các món xào mang lại hương vị đặc trưng cho thực phẩm. Dù vậy, bạn nên ăn có chừng mực bởi chúng chứa nhiều axit béo không có lợi cho tim mạch. Để đảm bảo sức khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ nên sử dụng không quá 2g axit béo chuyên hóa mỗi ngày. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Những sai lầm trong cách bảo quản thực phẩm. Nguồn: VTV1.
Mỡ động vật. Không ít người vẫn trung thành với mỡ lợn với lý do “của nhà làm được”, ăn vô tư không lo chất bảo quản. Việc ăn nhiều mỡ lợn hay mỡ động vật nói chung không phải là lựa chọn thông minh, nhất là ăn trong một thời gian dài. So với dầu thực vật, mỡ động vật có tỷ lệ axit béo bão hòa tương đối lớn, chiếm tới 40%. Tiêu thụ nhiều axit béo bão hòa làm tăng lượng cholesterol xấu, tăng lipid máu và các vấn đề về tim mạch, mạch máu não.
Đặc biệt, thói quen rán mỡ một lần để ăn dần cũng khiến mỡ dễ biến chất, nhiễm nấm mốc đầu độc sức khỏe.
Dù vậy, bạn không nhất thiết phải nói không với mỡ động vật. Ngoài những người tiêu hóa kém, bị bệnh dạ dày, liệt nửa người, huyết áp cao, đầy hơi, tiêu chảy, lưỡi dày bám cặn, nhiệt miệng lở loét... cần hạn chế mỡ lợn. Còn lại, tùy vào độ tuổi mà bạn nên ăn luân phiên giữa dầu và mỡ động vật theo tỉ lệ phù hợp. Ở đó, người cao tuổi nên ăn tỉ lệ mỡ/dầu là 3/7 trong khi người đang độ tuổi phát triển tỉ lệ 7/3.
Dầu dừa. So với các loại dầu thực vật khác, dầu dừa được đánh giá cao nhờ hương vị thơm ngon, không sinh độc tố andehit khi đun nấu ở nhiệt độ cao.
Tuy nhiên giống như mỡ động vật, dầu dừa tưởng tốt nhưng có hại bởi chứa nhiều cholesterol không có lợi cho việc ổn định lipid máu. Mặt khác, dầu dừa có công dụng trị táo bón song các chuỗi axit béo có trong nó có thể gây tiêu chảy khi ăn quá nhiều.
Dầu cọ. Giống như tên gọi, dầu cọ được chiết xuất từ quả cây cọ. Dầu cọ không bị phân hủy khi nấu nướng ở nhiệt độ cao, giảm sinh độc tố andehit có hại.
Bên cạnh lợi ích thì dầu cọ gây hại cho sức khỏe bởi chứa nhiều chất béo bão hòa (60%). Trong đó có axit panmitic, được biết đến là một loại axit có thể tích tụ trong cơ thể, gây xơ vữa mạch máu và ung thư. Nếu sử dụng quá nhiều, lượng cholesterol xấu trong máu sẽ tăng, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Bơ thực vật. Bơ thực vật hay được sử dụng trong các món xào mang lại hương vị đặc trưng cho thực phẩm. Dù vậy, bạn nên ăn có chừng mực bởi chúng chứa nhiều axit béo không có lợi cho tim mạch. Để đảm bảo sức khỏe, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo chỉ nên sử dụng không quá 2g axit béo chuyên hóa mỗi ngày. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Những sai lầm trong cách bảo quản thực phẩm. Nguồn: VTV1.