Theo các chuyên gia, người bị ung thư dạ dày sớm, chưa có di căn đến nơi khác, chưa xâm lấn sang các cơ quan trong ổ bụng cũng như di căn hạch. Thì chỉ cần lấy toàn bộ phần ung thư là khỏi bệnh.Có nhiều phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn ung thư dạ dày nếu phát hiện sớm bệnh. Theo PGS.TS.Nguyễn Văn Hiếu (Bệnh viện K) ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ.Phương pháp điều trị ung thư dạ dày đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.Hóa chất trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.Điều trị bằng tia xạ: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.Thông thường, khi tiên lượng và điều trị bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ngoài ra, việc bệnh nhân trong quá trình điều trị có ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn.Thống kê của Chương trình phòng chống Ung thư Quốc gia cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 ca ung thư mới phát hiện, trong đó có 70.000 ca tử vong, 80% bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn.
Theo các chuyên gia, người bị ung thư dạ dày sớm, chưa có di căn đến nơi khác, chưa xâm lấn sang các cơ quan trong ổ bụng cũng như di căn hạch. Thì chỉ cần lấy toàn bộ phần ung thư là khỏi bệnh.
Có nhiều phương pháp để chữa khỏi hoàn toàn ung thư dạ dày nếu phát hiện sớm bệnh. Theo PGS.TS.Nguyễn Văn Hiếu (Bệnh viện K) ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hóa trị liệu và tia xạ.
Phương pháp điều trị ung thư dạ dày đầu tiên và chủ yếu đối với các ung thư dạ dày giai đoạn sớm là phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể uống và ăn trở lại. Sau phẫu thuật 10-14 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.
Hóa chất trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc 2 hoặc 3 tuần rồi lại dùng tiếp.
Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.
Hóa trị liệu sẽ có một số tác dụng phụ nhưng các tác dụng phụ này là tạm thời và có thể làm giảm được.
Điều trị bằng tia xạ: Biện pháp này dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Các tia phóng xạ này được tính toán chính xác trên vị trí của ung thư để giảm tác hại đối với các mô lành.
Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
Thông thường, khi tiên lượng và điều trị bệnh ung thư dạ dày, các bác sĩ phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố và giai đoạn bệnh. Ngoài ra, việc bệnh nhân trong quá trình điều trị có ý chí chiến đấu cao và lạc quan thường có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn.
Thống kê của Chương trình phòng chống Ung thư Quốc gia cho thấy, mỗi năm cả nước có khoảng 200.000 ca ung thư mới phát hiện, trong đó có 70.000 ca tử vong, 80% bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn.