Đồ ngọt luôn có thể mang lại cho con người những cảm giác vui vẻ, hạnh phúc khó tả, thậm chí có thể chữa lành hầu hết những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh dạ dày, đồ ngọt giống như "liều thuốc độc" đối với họ, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.Đồ ngọt chứa tryptophan, khi đi vào cơ thể, chất này truyền lên não qua quá trình trao đổi chất của hệ thống tuần hoàn. Từ đó, một loại hormone gọi là serotonin được hình thành. Serotonin có thể làm tăng sự phấn khích của con người.Mặc dù tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt không phải là yếu tố duy nhất gây ra bệnh tiểu đường, nhưng nó cũng là một trong nhiều tác nhân quan trọng khiến bệnh tiểu đường xuất hiện. Khi cơ thể béo phì do tiêu thụ quá nhiều đường sẽ sinh ra nhiều loại bệnh mãn tính.Trong các thí nghiệm liên quan, người ta phát hiện ra, việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và trí nhớ của con người. Đối với những người có vấn đề về dạ dày, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyến cáo: 3 loại đồ ngọt tốt nhất là không nên động vào. 1. Kẹo: Vị ngọt của kẹo thường mê hoặc người ăn vì vừa thơm vừa ngon, thế nhưng trong kẹo có thể chứa nhiều loại đường khác nhau, có tác động đáng lo ngại đến sức khỏe. Hơn nữa, hàm lượng axit béo chuyển hóa trên 100 gram kẹo cũng có thể đạt từ 0,8 gram trở lên.Đối với những người có vấn đề về đường tiêu hóa, ăn đồ ngọt sẽ càng kích thích đường tiêu hóa, gây tiết axit dạ dày quá mức và tăng khả năng bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến hấp thụ dinh dưỡng, gây hại cho cơ thể. 2. Bánh ngọt tráng miệng: Loại bánh ngọt này cũng chứa một số axit béo chuyển hóa, không dễ tiêu hóa và hấp thụ trong dạ dày. Theo WHO, người lớn nên hạn chế ăn các loại bánh ngọt, nếu nạp quá nhiều chất ngọt vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của tim mạch và mạch máu não.Người bị bệnh dạ dày nên tránh xa các món tráng miệng bằng bánh ngọt, nếu đói thì có thể chọn các loại thực phẩm có mật độ dinh dưỡng cao như rau và trái cây tươi ít ngọt, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành... 3. Đồ ướp ngọt: Do đặc tính các đồ ướp ngọt thường thêm chua hoặc mặn nên thường là đồ ăn nhiều muối, nhiều đường, giàu chất béo. Dưới sự kích thích như vậy, dù bệnh nhân dạ dày có khả năng phục hồi tốt cũng sẽ bị bệnh trầm trọng hơn.Nếu ăn thường xuyên các món ướp ngọt này, bệnh nhân thậm chí sẽ bị viêm dạ dày chuyển biến nặng. Đồng thời, ăn các đồ ướp ngọt này cũng không tốt cho việc ngăn ngừa ung thư dạ dày, có thể nói là hại thân rất nhiều. Mời quý độc giả xem video: Hướng dẫn cách sử dụng men tiêu hóa. Nguồn video: Vinmec
Đồ ngọt luôn có thể mang lại cho con người những cảm giác vui vẻ, hạnh phúc khó tả, thậm chí có thể chữa lành hầu hết những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh dạ dày, đồ ngọt giống như "liều thuốc độc" đối với họ, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Đồ ngọt chứa tryptophan, khi đi vào cơ thể, chất này truyền lên não qua quá trình trao đổi chất của hệ thống tuần hoàn. Từ đó, một loại hormone gọi là serotonin được hình thành. Serotonin có thể làm tăng sự phấn khích của con người.
Mặc dù tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt không phải là yếu tố duy nhất gây ra bệnh tiểu đường, nhưng nó cũng là một trong nhiều tác nhân quan trọng khiến bệnh tiểu đường xuất hiện. Khi cơ thể béo phì do tiêu thụ quá nhiều đường sẽ sinh ra nhiều loại bệnh mãn tính.
Trong các thí nghiệm liên quan, người ta phát hiện ra, việc nạp quá nhiều đường vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và trí nhớ của con người. Đối với những người có vấn đề về dạ dày, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyến cáo: 3 loại đồ ngọt tốt nhất là không nên động vào.
1. Kẹo: Vị ngọt của kẹo thường mê hoặc người ăn vì vừa thơm vừa ngon, thế nhưng trong kẹo có thể chứa nhiều loại đường khác nhau, có tác động đáng lo ngại đến sức khỏe. Hơn nữa, hàm lượng axit béo chuyển hóa trên 100 gram kẹo cũng có thể đạt từ 0,8 gram trở lên.
Đối với những người có vấn đề về đường tiêu hóa, ăn đồ ngọt sẽ càng kích thích đường tiêu hóa, gây tiết axit dạ dày quá mức và tăng khả năng bị viêm nhiễm đường tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến hấp thụ dinh dưỡng, gây hại cho cơ thể.
2. Bánh ngọt tráng miệng: Loại bánh ngọt này cũng chứa một số axit béo chuyển hóa, không dễ tiêu hóa và hấp thụ trong dạ dày. Theo WHO, người lớn nên hạn chế ăn các loại bánh ngọt, nếu nạp quá nhiều chất ngọt vào cơ thể sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của tim mạch và mạch máu não.
Người bị bệnh dạ dày nên tránh xa các món tráng miệng bằng bánh ngọt, nếu đói thì có thể chọn các loại thực phẩm có mật độ dinh dưỡng cao như rau và trái cây tươi ít ngọt, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ đậu nành...
3. Đồ ướp ngọt: Do đặc tính các đồ ướp ngọt thường thêm chua hoặc mặn nên thường là đồ ăn nhiều muối, nhiều đường, giàu chất béo. Dưới sự kích thích như vậy, dù bệnh nhân dạ dày có khả năng phục hồi tốt cũng sẽ bị bệnh trầm trọng hơn.
Nếu ăn thường xuyên các món ướp ngọt này, bệnh nhân thậm chí sẽ bị viêm dạ dày chuyển biến nặng. Đồng thời, ăn các đồ ướp ngọt này cũng không tốt cho việc ngăn ngừa ung thư dạ dày, có thể nói là hại thân rất nhiều.