Lần đầu gặp mặt, nếu ngửi thấy hơi thở thơm tho từ miệng đối phương thì cả buổi hẹn hò sẽ rất thú vị, nhưng khi miệng phát ra mùi hôi nồng nặc thì không khỏi khiến người ta chán ghét, e ngại, thậm chí muốn giữ khoảng cách mãi mãi. Tuy nhiên, vấn đề hôi miệng có thể không chỉ là do thói quen vệ sinh mà còn liên quan đến bệnh tật.Nếu bạn là người rất chăm lo vệ sinh răng miệng, luôn chịu khó vệ sinh răng miệng đều đặn và sạch sẽ nhưng mồm miệng vẫn có mùi hôi thì bạn phải chú ý, rất có thể cơ thể bạn đã gặp vấn đề ở bộ phận khác, không phải răng miệng.Mới đây, bác sĩ Giang Khôn Tuấn, bác sĩ người Trung Quốc đã chia sẻ trên một chương trình y khoa và cho biết, mùi hôi ở mồm miệng chủ yếu đến từ hai nơi. Một là đường hô hấp. Ví dụ như bệnh nhân bị viêm xoang hoặc áp xe phổi, có thể tạo ra một số mùi khó ngửi.Thứ hai là do dạ dày. Bác sĩ giải thích rằng, ở những người bị viêm loét dạ dày nặng, trào ngược dạ dày, táo bón lâu ngày... bụng sẽ tích tụ những khí thải rất độc hại, lâu ngày những khí thải này không được tống ra ngoài đúng cách bằng đường xì hơi, nó sẽ đi ngược lại và thoát ra ngoài bằng đường miệng, tạo là mùi hôi nồng nặc, rất đáng sợ.Thoát vị hoành cũng gây chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên viêm loét dạ dày cũng có thể là nguyên nhân của chứng thở hôi.Thế nhưng, nếu không phải do hai nguyên nhân phía trên, hãy cực kỳ cẩn thận. Một số bệnh khác cũng sẽ khiến hơi thở có mùi rất đặc biệt. Bác sĩ Giang Tuấn Khôn cho biết, bệnh nhân tiểu đường sẽ tiết ra ketoacid và khi họ bị các vấn đề về gan, do nhiều chất cặn bã không thể chuyển hóa, họ có thể bị mùi mồ hôi, nước tiểu, thậm chí là mùi hơi thở cực hôi.Bên cạnh đó, cũng có những vấn đề về thận. Khi thận không tốt, nitơ, urê phải đào thải ra ngoài sẽ bị ảnh hưởng, gây ra chứng hôi miệng nghiêm trọng.Vậy để phân biệt hơi thở có mùi do vệ sinh kém và có mùi do bệnh tật như thế nào? Về vấn đề này, bác sĩ Giang Tuấn Khôn cũng giải thích thêm, nếu như bạn hôi miệng lại hay sùi bọt mép, nhiều nước miếng, mệt mỏi, khó chịu thì cần phải chú ý, đi khám sức khỏe tổng thể.Nếu như hôi miệng lại đi tiểu có bọt thì cũng cần lưu tâm. Cụ thể, hãy quan sát bồn cầu sau khi đi tiểu, nếu thấy có bọt khí không phân tán trong 2 đến 3 phút thì tốt nhất nên đi khám ngay.Để hạn chế chứng hôi miệng, nếu như do vệ sinh kém, bạn phải lập tức thay đổi ngay. Nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn và thay đổi bàn chải đánh răng sau 2 đến 3 tháng sử dụng. Nhớ sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, cạo lưỡi, giữ ẩm khoang miệng.Nếu như do các bệnh khác, cần phối hợp với bác sĩ để điều trị kết hợp với giữ gìn vệ sinh răng miệng. Có thể dùng nước súc miệng, kẹo thơm miệng để hạn chế mùi hôi khó ngửi. Mời quý độc giả xem video: 3 phút để hiểu về răng khôn - Khôn hay dại? Nguồn video: Vinmec.
Lần đầu gặp mặt, nếu ngửi thấy hơi thở thơm tho từ miệng đối phương thì cả buổi hẹn hò sẽ rất thú vị, nhưng khi miệng phát ra mùi hôi nồng nặc thì không khỏi khiến người ta chán ghét, e ngại, thậm chí muốn giữ khoảng cách mãi mãi. Tuy nhiên, vấn đề hôi miệng có thể không chỉ là do thói quen vệ sinh mà còn liên quan đến bệnh tật.
Nếu bạn là người rất chăm lo vệ sinh răng miệng, luôn chịu khó vệ sinh răng miệng đều đặn và sạch sẽ nhưng mồm miệng vẫn có mùi hôi thì bạn phải chú ý, rất có thể cơ thể bạn đã gặp vấn đề ở bộ phận khác, không phải răng miệng.
Mới đây, bác sĩ Giang Khôn Tuấn, bác sĩ người Trung Quốc đã chia sẻ trên một chương trình y khoa và cho biết, mùi hôi ở mồm miệng chủ yếu đến từ hai nơi. Một là đường hô hấp. Ví dụ như bệnh nhân bị viêm xoang hoặc áp xe phổi, có thể tạo ra một số mùi khó ngửi.
Thứ hai là do dạ dày. Bác sĩ giải thích rằng, ở những người bị viêm loét dạ dày nặng, trào ngược dạ dày, táo bón lâu ngày... bụng sẽ tích tụ những khí thải rất độc hại, lâu ngày những khí thải này không được tống ra ngoài đúng cách bằng đường xì hơi, nó sẽ đi ngược lại và thoát ra ngoài bằng đường miệng, tạo là mùi hôi nồng nặc, rất đáng sợ.
Thoát vị hoành cũng gây chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây nên viêm loét dạ dày cũng có thể là nguyên nhân của chứng thở hôi.
Thế nhưng, nếu không phải do hai nguyên nhân phía trên, hãy cực kỳ cẩn thận. Một số bệnh khác cũng sẽ khiến hơi thở có mùi rất đặc biệt. Bác sĩ Giang Tuấn Khôn cho biết, bệnh nhân tiểu đường sẽ tiết ra ketoacid và khi họ bị các vấn đề về gan, do nhiều chất cặn bã không thể chuyển hóa, họ có thể bị mùi mồ hôi, nước tiểu, thậm chí là mùi hơi thở cực hôi.
Bên cạnh đó, cũng có những vấn đề về thận. Khi thận không tốt, nitơ, urê phải đào thải ra ngoài sẽ bị ảnh hưởng, gây ra chứng hôi miệng nghiêm trọng.
Vậy để phân biệt hơi thở có mùi do vệ sinh kém và có mùi do bệnh tật như thế nào? Về vấn đề này, bác sĩ Giang Tuấn Khôn cũng giải thích thêm, nếu như bạn hôi miệng lại hay sùi bọt mép, nhiều nước miếng, mệt mỏi, khó chịu thì cần phải chú ý, đi khám sức khỏe tổng thể.
Nếu như hôi miệng lại đi tiểu có bọt thì cũng cần lưu tâm. Cụ thể, hãy quan sát bồn cầu sau khi đi tiểu, nếu thấy có bọt khí không phân tán trong 2 đến 3 phút thì tốt nhất nên đi khám ngay.
Để hạn chế chứng hôi miệng, nếu như do vệ sinh kém, bạn phải lập tức thay đổi ngay. Nhớ đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn và thay đổi bàn chải đánh răng sau 2 đến 3 tháng sử dụng. Nhớ sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, cạo lưỡi, giữ ẩm khoang miệng.
Nếu như do các bệnh khác, cần phối hợp với bác sĩ để điều trị kết hợp với giữ gìn vệ sinh răng miệng. Có thể dùng nước súc miệng, kẹo thơm miệng để hạn chế mùi hôi khó ngửi.