Tắm là việc quen thuộc, chúng ta thực hiện mỗi ngày. Vậy nhưng, có những vị trí thường bị bỏ quên khi tắm dù bạn dùng bồn hay vòi sen. Chất bẩn tích tụ theo thời gian không được làm sạch, trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. (Ảnh minh họa)Bàn chân: Bàn chân là bộ phận dễ bị bỏ quên khi tắm nhất. Nguyên nhân bởi khi tắm chúng ta thường đứng, bàn chân nằm dưới cùng nên ít được quan tâm cọ rửa. Đáng nói, bàn chân là nơi tiếp xúc với mặt đất, thường bị giới hạn trong không gian chật hẹp của giày nên dễ sinh mùi, nhiễm bẩn. Cặn đất tích tụ lâu ngày trong các khe móng, ngón chân rất “hấp dẫn” vi khuẩn.Để làm sạch, bạn nên dành chút thời gian chà rửa, massage nhẹ nhàng vào các khe ngón. Động tác này vừa có tác dụng làm sạch, vừa có lợi cho quá trình lưu thông máu ở bàn chân.Lưng: Lưng là vị trí tay rất khó tiếp cận hoàn toàn khi tắm. Do vậy, nhiều người chỉ dùng nước xối qua vùng lưng thay vì kỳ cọ tỉ mỉ. Dù được che phủ bởi quần áo, lưng vẫn ẩn chứa bụi bẩn, mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.Những chất bẩn tích tụ lâu ngày có thể gây kích ứng da. Điều này lý giải vì sao chúng ta thường có cảm giác ngứa, mọc mụn ở lưng.Để làm sạch, bạn có thể tận dụng khăn dài, dụng cụ cọ rửa nhằm lau đi toàn bộ chất bẩn. Những dụng cụ này rất phổ biến trong siêu thị, cửa hàng tiện dụng nên bạn có thể tiếp cận dễ dàng.Nách: Nách là nơi tập trung lượng lớn tuyến mồ hôi nên khá ẩm ướt, thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi. Cấu tạo vùng này cũng dễ chứa bụi bẩn song lại hay bị bỏ qua khi tắm. Không được vệ sinh hàng ngày, nách sẽ tạo mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp.Có thể nói, tắm là việc làm quen thuộc song không phải ai cũng tường tận để làm sạch cơ thể. Bạn nên vệ sinh vùng bàn chân, lưng, nách để đảm bảo sạch sẽ.Chú ý không nên tắm quá nhiều, đặc biệt là vào mùa đông. Tắm rửa quá thường xuyên sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, gây khô da, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trên bề mặt da, không tốt cho sức khỏe tổng thể. Mời độc giả xem thêm video: Cơ thể thay đổi thế nào khi ngừng uống cà phê? Nguồn video: Zingnews
Tắm là việc quen thuộc, chúng ta thực hiện mỗi ngày. Vậy nhưng, có những vị trí thường bị bỏ quên khi tắm dù bạn dùng bồn hay vòi sen. Chất bẩn tích tụ theo thời gian không được làm sạch, trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. (Ảnh minh họa)
Bàn chân: Bàn chân là bộ phận dễ bị bỏ quên khi tắm nhất. Nguyên nhân bởi khi tắm chúng ta thường đứng, bàn chân nằm dưới cùng nên ít được quan tâm cọ rửa. Đáng nói, bàn chân là nơi tiếp xúc với mặt đất, thường bị giới hạn trong không gian chật hẹp của giày nên dễ sinh mùi, nhiễm bẩn. Cặn đất tích tụ lâu ngày trong các khe móng, ngón chân rất “hấp dẫn” vi khuẩn.
Để làm sạch, bạn nên dành chút thời gian chà rửa, massage nhẹ nhàng vào các khe ngón. Động tác này vừa có tác dụng làm sạch, vừa có lợi cho quá trình lưu thông máu ở bàn chân.
Lưng: Lưng là vị trí tay rất khó tiếp cận hoàn toàn khi tắm. Do vậy, nhiều người chỉ dùng nước xối qua vùng lưng thay vì kỳ cọ tỉ mỉ. Dù được che phủ bởi quần áo, lưng vẫn ẩn chứa bụi bẩn, mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Những chất bẩn tích tụ lâu ngày có thể gây kích ứng da. Điều này lý giải vì sao chúng ta thường có cảm giác ngứa, mọc mụn ở lưng.
Để làm sạch, bạn có thể tận dụng khăn dài, dụng cụ cọ rửa nhằm lau đi toàn bộ chất bẩn. Những dụng cụ này rất phổ biến trong siêu thị, cửa hàng tiện dụng nên bạn có thể tiếp cận dễ dàng.
Nách: Nách là nơi tập trung lượng lớn tuyến mồ hôi nên khá ẩm ướt, thích hợp cho vi khuẩn sinh sôi. Cấu tạo vùng này cũng dễ chứa bụi bẩn song lại hay bị bỏ qua khi tắm. Không được vệ sinh hàng ngày, nách sẽ tạo mùi khó chịu, ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp.
Có thể nói, tắm là việc làm quen thuộc song không phải ai cũng tường tận để làm sạch cơ thể. Bạn nên vệ sinh vùng bàn chân, lưng, nách để đảm bảo sạch sẽ.
Chú ý không nên tắm quá nhiều, đặc biệt là vào mùa đông. Tắm rửa quá thường xuyên sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên bảo vệ da, gây khô da, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trên bề mặt da, không tốt cho sức khỏe tổng thể.
Mời độc giả xem thêm video: Cơ thể thay đổi thế nào khi ngừng uống cà phê? Nguồn video: Zingnews