Thịt lợn là một trong những món ăn thông dụng nhất trong mỗi gia đình, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già.Khi ăn, thịt lợn cung cấp lượng chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo khi mua thịt chế biến món ăn gia đình nên tránh những bộ phận cực bẩn trên lợn dưới đây.Thịt cổ lợn. Bình thường, chủ lò mổ sẽ dùng dao cắt vào cổ lợn để làm thịt. Từ vị trí này, máu sẽ chảy ra nhiều, ứ đọng lại làm “mồi” cho vi khuẩn. Vị trí hở, bẩn để lâu trong không khí càng khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển. Điều này không hề tốt cho người ăn.Ngoài việc chứa nhiều vi khuẩn khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao. Phần thịt cổ lợn còn có mùi hôi khó chịu.Hơn nữa, bản thân thịt cổ lợn cũng không hề an toàn. Chỗ này thường xuất hiện nhiều hạch. Trong khi đó, chức năng của hạch là lọc bạch huyết và loại bỏ vi khuẩn nên có khả năng nhiều chất độc hại sẽ tích tụ bên trong.Nhìn chung, thịt cổ lợn rẻ và khó bán hơn so với những bộ phận khác. Không ít thương lái dùng chúng làm thịt xay hoặc trộn vào thịt xay của các phần khác. Chính vì vậy, bạn nên chọn thịt rồi mới xay tránh phải trả mức tiền cao hơn cần thiết. Gan lợn. Gan lợn chứa lượng lớn vitamin A, B, D cùng axit folic, nicotilic, chất đạm, sắt. Đặc biệt, lượng vitamin A trong gan lợn được đánh giá cao gấp nhiều lần trứng, sữa, thịt và cá.Tuy có giá trị dinh dưỡng cao song gan cũng là cơ quan giải độc trong cơ thể lợn. Việc hầu hết lợn được nuôi bằng thức ăn tăng trọng càng khiến gan có nguy cơ tích tụ chất độc nhiều hơn.Gan cũng chứa hàm lượng cholesterol và kim loại nặng cao. Theo tính toán, mỗi ngày một người trưởng thành chỉ cần 300mg cholesterol. Trong khi đó, 100g gan lợn lại chứa đến 400mg cholesterol.Ngoài gan, phổi lợn cũng là một cơ quan không sạch. Chúng là cơ quan hô hấp của lợn. Do môi trường sống của lợn cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng vì vậy phổi lợn rất dễ chứa lượng lớn vi khuẩn, bụi bẩn, nếu ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.
Thịt lợn là một trong những món ăn thông dụng nhất trong mỗi gia đình, phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người già.
Khi ăn, thịt lợn cung cấp lượng chất đạm, chất béo, các vitamin và muối khoáng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo khi mua thịt chế biến món ăn gia đình nên tránh những bộ phận cực bẩn trên lợn dưới đây.
Thịt cổ lợn. Bình thường, chủ lò mổ sẽ dùng dao cắt vào cổ lợn để làm thịt. Từ vị trí này, máu sẽ chảy ra nhiều, ứ đọng lại làm “mồi” cho vi khuẩn. Vị trí hở, bẩn để lâu trong không khí càng khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển. Điều này không hề tốt cho người ăn.
Ngoài việc chứa nhiều vi khuẩn khó tiêu diệt dù được nấu ở nhiệt độ cao. Phần thịt cổ lợn còn có mùi hôi khó chịu.
Hơn nữa, bản thân thịt cổ lợn cũng không hề an toàn. Chỗ này thường xuất hiện nhiều hạch. Trong khi đó, chức năng của hạch là lọc bạch huyết và loại bỏ vi khuẩn nên có khả năng nhiều chất độc hại sẽ tích tụ bên trong.
Nhìn chung, thịt cổ lợn rẻ và khó bán hơn so với những bộ phận khác. Không ít thương lái dùng chúng làm thịt xay hoặc trộn vào thịt xay của các phần khác. Chính vì vậy, bạn nên chọn thịt rồi mới xay tránh phải trả mức tiền cao hơn cần thiết.
Gan lợn. Gan lợn chứa lượng lớn vitamin A, B, D cùng axit folic, nicotilic, chất đạm, sắt. Đặc biệt, lượng vitamin A trong gan lợn được đánh giá cao gấp nhiều lần trứng, sữa, thịt và cá.
Tuy có giá trị dinh dưỡng cao song gan cũng là cơ quan giải độc trong cơ thể lợn. Việc hầu hết lợn được nuôi bằng thức ăn tăng trọng càng khiến gan có nguy cơ tích tụ chất độc nhiều hơn.
Gan cũng chứa hàm lượng cholesterol và kim loại nặng cao. Theo tính toán, mỗi ngày một người trưởng thành chỉ cần 300mg cholesterol. Trong khi đó, 100g gan lợn lại chứa đến 400mg cholesterol.
Ngoài gan, phổi lợn cũng là một cơ quan không sạch. Chúng là cơ quan hô hấp của lợn. Do môi trường sống của lợn cũng rất dễ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng vì vậy phổi lợn rất dễ chứa lượng lớn vi khuẩn, bụi bẩn, nếu ăn vào sẽ không tốt cho cơ thể. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Lợi ích sức khỏe của quả hồng giòn (hồng ngâm). Nguồn: Hanoitv.