Thức khuya: Nếu bạn thức khuya, gan cũng sẽ không được nghỉ ngơi đúng giờ. Đây là nguyên nhân gây tổn thương gan nghiêm trọng. Nguyên nhân là do thức khuya sẽ làm tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan. Những phản ứng oxy hóa này sản sinh ra các chất trung gian độc hại gây tổn thương gan.Hay nổi nóng, tức giận: Khi tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất gọi là “catecholamine”, tác dụng với hệ thống thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng cao, tăng cường acid béo phân giải, độc tố trong tế bào gan và huyết dịch cũng theo đó tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy, nhóm người hay nổi nóng có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp 8 lần so với nhóm người bình thường.Rượu được xác định là nguyên nhân gây tổn thương gan hàng đầu. Theo ước tính của Tổ chức American Liver Foundation, khoảng 10-15% số người nghiện rượu nặng sẽ gây tổn thương rất nhiều cho gan. Vì thế, bạn nên hạn chế uống rượu và giữ liều lượng ở mức độ vùa phải để không làm hại đến gan.Hút thuốc lá: Không chỉ ung thư phổi mà ngay cả ung thư gan cũng liên quan đến hút thuốc lá. Mức độ oxy hóa mà khói thuốc lá gây ra là rất lớn và điều này gây áp lực cho gan để giải độc máu gây tổn thương gan. Quá trình này giải phóng các hóa chất có hại cho gan và có thể dẫn đến ung thư gan.Thừa cân: Béo phì có nghĩa là cơ thể có quá nhiều mô mỡ hoặc tế bào mỡ. Chúng giải phóng các protein độc hại cho mô gan. Béo phì có thể làm tổn thương gan giống như uống rượu và thậm chí dẫn đến ung thư gan.Ít vận động: Lười vận động cũng là nguyên nhân gây tổn thương gan mà nhiều người không ngờ tới. Tập luyện sẽ đốt cháy calo dẫn đến đổ mồ hôi, giúp cơ thể tự giải độc, do đó hỗ trợ gan. Bạn nên tập thể dục ít nhất 3 đến 4 lần một tuần, mỗi lần 30 phút.Chế độ ăn nhiều đường: Gan là cơ quan để chuyển hóa glucose, nên quá nhiều đường sẽ gây ra sự tích tụ chất béo trên gan. Trong khi tất cả các tế bào trong cơ thể có thể xử lý các phân tử glucose để tạo thành năng lượng, chỉ có các tế bào gan có thể xử lý được fructose. Tiêu thụ fructose thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến tổn thương gan không thể phục hồi.Ăn quá no vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân gây tổn thương gan. Gan thực hiện phần lớn nhiệm vụ vào ban đêm. Ăn nhiều ngay trước khi đi ngủ gây thêm áp lực cho gan, dẫn đến tổn thương gan. Để bảo vệ gan, bạn có thể ăn cà rốt và củ dền vào buổi tối, chúng có thể giúp làm sạch gan, dọn dẹp nội tạng và thậm chí giúp tái tạo lại các cơ quan.Uống ít nước: Nước giúp giải độc cơ thể. Mất nước ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố của cơ thể khiến tổn thương gan. Gan cần lượng chất lỏng dồi dào để hoạt động hiệu quả và uống ít hơn lượng cần thiết sẽ dẫn đến các vấn đề về gan. Mỗi ngày, lượng chất lỏng trung bình bạn cần bổ sung là khoảng 1,5 lít.Lạm dụng các thuốc không kê đơn và một số loại thuốc kê đơn được cho là có thể gây tổn thương cho gan. Một vài trong số những loại thuốc này bao gồm các thuốc chống trầm cảm, ổn định tâm trạng corticosteroid (được sử dụng để điều trị viêm) và giảm đau. Ảnh: Internet.Mời độc giả theo dõi video "Sự thật về "tài năng" của thầy lang chữa bệnh ung thư". Nguồn: VTV24.
Thức khuya: Nếu bạn thức khuya, gan cũng sẽ không được nghỉ ngơi đúng giờ. Đây là nguyên nhân gây tổn thương gan nghiêm trọng. Nguyên nhân là do thức khuya sẽ làm tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan. Những phản ứng oxy hóa này sản sinh ra các chất trung gian độc hại gây tổn thương gan.
Hay nổi nóng, tức giận: Khi tức giận, cơ thể sẽ bài tiết ra một loại chất gọi là “catecholamine”, tác dụng với hệ thống thần kinh trung ương, làm cho đường huyết tăng cao, tăng cường acid béo phân giải, độc tố trong tế bào gan và huyết dịch cũng theo đó tăng lên. Các nghiên cứu cho thấy, nhóm người hay nổi nóng có nguy cơ mắc bệnh gan cao gấp 8 lần so với nhóm người bình thường.
Rượu được xác định là nguyên nhân gây tổn thương gan hàng đầu. Theo ước tính của Tổ chức American Liver Foundation, khoảng 10-15% số người nghiện rượu nặng sẽ gây tổn thương rất nhiều cho gan. Vì thế, bạn nên hạn chế uống rượu và giữ liều lượng ở mức độ vùa phải để không làm hại đến gan.
Hút thuốc lá: Không chỉ ung thư phổi mà ngay cả ung thư gan cũng liên quan đến hút thuốc lá. Mức độ oxy hóa mà khói thuốc lá gây ra là rất lớn và điều này gây áp lực cho gan để giải độc máu gây tổn thương gan. Quá trình này giải phóng các hóa chất có hại cho gan và có thể dẫn đến ung thư gan.
Thừa cân: Béo phì có nghĩa là cơ thể có quá nhiều mô mỡ hoặc tế bào mỡ. Chúng giải phóng các protein độc hại cho mô gan. Béo phì có thể làm tổn thương gan giống như uống rượu và thậm chí dẫn đến ung thư gan.
Ít vận động: Lười vận động cũng là nguyên nhân gây tổn thương gan mà nhiều người không ngờ tới. Tập luyện sẽ đốt cháy calo dẫn đến đổ mồ hôi, giúp cơ thể tự giải độc, do đó hỗ trợ gan. Bạn nên tập thể dục ít nhất 3 đến 4 lần một tuần, mỗi lần 30 phút.
Chế độ ăn nhiều đường: Gan là cơ quan để chuyển hóa glucose, nên quá nhiều đường sẽ gây ra sự tích tụ chất béo trên gan. Trong khi tất cả các tế bào trong cơ thể có thể xử lý các phân tử glucose để tạo thành năng lượng, chỉ có các tế bào gan có thể xử lý được fructose. Tiêu thụ fructose thường xuyên và kéo dài có thể dẫn đến tổn thương gan không thể phục hồi.
Ăn quá no vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân gây tổn thương gan. Gan thực hiện phần lớn nhiệm vụ vào ban đêm. Ăn nhiều ngay trước khi đi ngủ gây thêm áp lực cho gan, dẫn đến tổn thương gan. Để bảo vệ gan, bạn có thể ăn cà rốt và củ dền vào buổi tối, chúng có thể giúp làm sạch gan, dọn dẹp nội tạng và thậm chí giúp tái tạo lại các cơ quan.
Uống ít nước: Nước giúp giải độc cơ thể. Mất nước ảnh hưởng đến khả năng đào thải độc tố của cơ thể khiến tổn thương gan. Gan cần lượng chất lỏng dồi dào để hoạt động hiệu quả và uống ít hơn lượng cần thiết sẽ dẫn đến các vấn đề về gan. Mỗi ngày, lượng chất lỏng trung bình bạn cần bổ sung là khoảng 1,5 lít.
Lạm dụng các thuốc không kê đơn và một số loại thuốc kê đơn được cho là có thể gây tổn thương cho gan. Một vài trong số những loại thuốc này bao gồm các thuốc chống trầm cảm, ổn định tâm trạng corticosteroid (được sử dụng để điều trị viêm) và giảm đau. Ảnh: Internet.
Mời độc giả theo dõi video "Sự thật về "tài năng" của thầy lang chữa bệnh ung thư". Nguồn: VTV24.