Gỏi Yu Sheng: Người Singapore có phong tục ăn món Yu Sheng trong năm mới với niềm tin sẽ được may mắn, tốt lành. Đây là món gỏi làm từ 27 nguyên liệu như cá hồi, các loại rau, củ, nhiều loại nước sốt và gia vị.Thực khách sẽ trộn các nguyên liệu lại với nhau bằng đũa. Cả món ăn độc đáo và hành động trộn món đều tượng trưng cho khát vọng may mắn, tài lộc, thịnh vượng, thăng tiến trong công việc, thành tích học tập.Bánh tổ Nian Gao được bày bán quanh năm nhưng mỗi khi Tết đến, lượng tiêu thụ thường tăng vọt. Người dân Singapore đặc biệt thích thưởng thức bánh này trong những ngày đầu năm mới với niềm tin sẽ mang đến sự ngọt ngào, gắn kết phát triển cho nhau.Lẩu: Ở Singapore, món lẩu bao gồm một nồi nước dùng lớn. Mỗi thực khách sẽ tự nấu phần ăn của mình bằng cách nhúng các nguyên liệu như cá, rau hoặc thịt vào nước dùng. Nước dùng phong phú có thể làm từ gà đến hải sản. Đây cũng là một món ăn mùa đông lý tưởng cho bữa đoàn viên vào đêm giao thừa ở Singapore.Quýt: Quả quýt đại diện cho sự thịnh vượng và may mắn. Loại quả ngon ngọt này vừa là quà tặng năm mới truyền thống, món tráng miệng phổ biến trên mâm cơm của người Singapore vào dịp năm mới, vừa là thức ăn nhẹ được dùng trong cuộc nói chuyện cùng các thành viên gia đình và bạn bè thân thiết.Món thịt khô Bak Kwa dùng để ăn chơi rất phổ biến tại Singapore và cũng được xem là ẩm thực truyền thống trong ngày Tết. Có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa, theo thời gian, hương vị của Bak Kwa được biến tấu nhiều kiểu theo khẩu vị của người dân Singapore và nguyên liệu được mở rộng thêm như khô thịt heo, bò, gà…Hạt dưa: Vào dịp Tết, chủ nhà người Singapore sẽ chuẩn bị đồ ăn nhẹ và thức uống thích hợp để đãi khách. Ngoài bánh quy, các loại hạt và trái cây, hạt dưa cũng thường được sử dụng và được đặt trang trọng trên bàn tiếp đón.Mì trường thọ: Mì được sử dụng trong nhiều lễ kỷ niệm, không chỉ vào dịp năm mới. Bởi hình dạng dài nên món ăn này tượng trưng cho sự trường thọ. Trong các bữa tiệc trang trọng, mì được sử dụng thay thế cơm, thường được phục vụ trước khi tráng miệng.Lạp sườn: Lạp sườn là một trong những món ăn năm mới phổ biến và được yêu thích nhất ở Singapore, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Nó có thể là nguyên liệu trong nấu nướng, hoặc được phục vụ như một món ăn chính trên bàn tiệc. Tại các khu chợ sầm uất, vào những ngày cận kề năm mới, lạp sườn thường được bày bán rất nhiều ở Singapore.Thạch trái cây: Có nguồn gốc từ Đài Loan và được lấy cảm hứng từ Konnyaku, hoặc thạch Nhật Bản, thạch trái cây là món ăn mới mẻ, được bán phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán tại Singapore. Món ăn nhẹ này có sẵn các hương vị, nhân ngọt nên rất phổ biến với trẻ em.Cá cũng là món ăn phổ biến trong dịp Tết ở Singapore. Món cá biểu tượng cho sự phong phú dồi dào trong năm mới. Vì ý nghĩa đó, món ăn này rất phổ biến ở Singapore, đặc biệt với những người làm kinh doanh. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Gỏi Yu Sheng: Người Singapore có phong tục ăn món Yu Sheng trong năm mới với niềm tin sẽ được may mắn, tốt lành. Đây là món gỏi làm từ 27 nguyên liệu như cá hồi, các loại rau, củ, nhiều loại nước sốt và gia vị.
Thực khách sẽ trộn các nguyên liệu lại với nhau bằng đũa. Cả món ăn độc đáo và hành động trộn món đều tượng trưng cho khát vọng may mắn, tài lộc, thịnh vượng, thăng tiến trong công việc, thành tích học tập.
Bánh tổ Nian Gao được bày bán quanh năm nhưng mỗi khi Tết đến, lượng tiêu thụ thường tăng vọt. Người dân Singapore đặc biệt thích thưởng thức bánh này trong những ngày đầu năm mới với niềm tin sẽ mang đến sự ngọt ngào, gắn kết phát triển cho nhau.
Lẩu: Ở Singapore, món lẩu bao gồm một nồi nước dùng lớn. Mỗi thực khách sẽ tự nấu phần ăn của mình bằng cách nhúng các nguyên liệu như cá, rau hoặc thịt vào nước dùng. Nước dùng phong phú có thể làm từ gà đến hải sản. Đây cũng là một món ăn mùa đông lý tưởng cho bữa đoàn viên vào đêm giao thừa ở Singapore.
Quýt: Quả quýt đại diện cho sự thịnh vượng và may mắn. Loại quả ngon ngọt này vừa là quà tặng năm mới truyền thống, món tráng miệng phổ biến trên mâm cơm của người Singapore vào dịp năm mới, vừa là thức ăn nhẹ được dùng trong cuộc nói chuyện cùng các thành viên gia đình và bạn bè thân thiết.
Món thịt khô Bak Kwa dùng để ăn chơi rất phổ biến tại Singapore và cũng được xem là ẩm thực truyền thống trong ngày Tết. Có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa, theo thời gian, hương vị của Bak Kwa được biến tấu nhiều kiểu theo khẩu vị của người dân Singapore và nguyên liệu được mở rộng thêm như khô thịt heo, bò, gà…
Hạt dưa: Vào dịp Tết, chủ nhà người Singapore sẽ chuẩn bị đồ ăn nhẹ và thức uống thích hợp để đãi khách. Ngoài bánh quy, các loại hạt và trái cây, hạt dưa cũng thường được sử dụng và được đặt trang trọng trên bàn tiếp đón.
Mì trường thọ: Mì được sử dụng trong nhiều lễ kỷ niệm, không chỉ vào dịp năm mới. Bởi hình dạng dài nên món ăn này tượng trưng cho sự trường thọ. Trong các bữa tiệc trang trọng, mì được sử dụng thay thế cơm, thường được phục vụ trước khi tráng miệng.
Lạp sườn: Lạp sườn là một trong những món ăn năm mới phổ biến và được yêu thích nhất ở Singapore, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán. Nó có thể là nguyên liệu trong nấu nướng, hoặc được phục vụ như một món ăn chính trên bàn tiệc. Tại các khu chợ sầm uất, vào những ngày cận kề năm mới, lạp sườn thường được bày bán rất nhiều ở Singapore.
Thạch trái cây: Có nguồn gốc từ Đài Loan và được lấy cảm hứng từ Konnyaku, hoặc thạch Nhật Bản, thạch trái cây là món ăn mới mẻ, được bán phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán tại Singapore. Món ăn nhẹ này có sẵn các hương vị, nhân ngọt nên rất phổ biến với trẻ em.
Cá cũng là món ăn phổ biến trong dịp Tết ở Singapore. Món cá biểu tượng cho sự phong phú dồi dào trong năm mới. Vì ý nghĩa đó, món ăn này rất phổ biến ở Singapore, đặc biệt với những người làm kinh doanh. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.