Kiểm tra nhiệt độ của trẻ bằng tay: Cách chăm sóc trẻ này khá sai lầm. Thân nhiệt bình thường của trẻ có thể dao động trong khoảng 36-37 độ C. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn thì trẻ được xác định là bị sốt. Tuy nhiên, để phát hiện được sự thay đổi nhỏ như vậy, chúng ta không thể dùng tay mà luôn phải sử dụng nhiệt kế. Đối với bé dưới 3 tháng tuổi, đo nhiệt độ ở hậu môn sẽ có kết quả quả chính xác.Mặc bỉm quá chật: Mua sắm bỉm dự trữ sẵn vào mỗi dịp giảm giá là một thói quen nuôi con tiết kiệm của cha mẹ. Tuy nhiên, các bé thường lớn rất nhanh, khoảng 140 – 200 gram/tuần, nên nếu cha mẹ mua quá nhiều bỉm dự phòng thì có khả năng số bỉm đó sẽ chật khi con đã lớn hơn 1 size. Vì vậy, khi mua sắm cho con, cha mẹ nên tính toán trừ hao.Cai ti giả quá sớm: Vì lo sợ trẻ dễ bị viêm tai và các vấn đề về răng miệng, nhiều bậc cha mẹ đã quyết định cai ti giả cho con sớm. Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Mỹ, thời điểm thích hợp để tách món đồ chơi này khỏi trẻ là khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và không nên sớm hơn.Ngăn cách con với mọi thứ: Thay vì cấm cản và bao bọc con trong vòng tay mình, bạn nên cố gắng đặt cho con những giới hạn và dạy chúng biết chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái. Việc luôn giữ con tránh xa mọi thứ chỉ khiến chúng có suy nghĩ rằng dù có làm điều gì không đúng cũng sẽ có bố mẹ ở đó giúp đỡ.Sử dụng thiết bị công nghệ để “dỗ” trẻ: Đây là cách đơn giản, thuận tiện để giữ đứa trẻ ngồi yên nhưng nó lại thực sự có những tác hại cho sức khỏe của trẻ. Theo một nghiên cứu, bức xạ từ các thiết bị này ảnh hưởng trực tiếp đến não trẻ và làm tăng nguy cơ phát triển khối u.Đi tất chân khi trẻ bị sốt: Đây không phải là cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà ngược lại chỉ làm cho chúng thấy nóng hơn. Thay vào đó, khi trẻ bị sốt, hãy mặc cho chúng những bộ đồ nhẹ, thoải mái, thấm mồ hôi và giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ.Thay bỉm ngay lập tức khi trẻ đi vệ sinh: Những chiếc bỉm hiện nay đều có khả năng thấm hút trong nhiều giờ và giữ cho em bé của bạn khô ráo, không bị hăm. Vì vậy, ngay cả khi bé đi đại tiện, bạn cũng nên chờ vài phút rồi mới thay bỉm để không gặp phải sự cố ngoài ý muốn.Thời gian xúc thìa cho bé quá lâu: Việc bón cho trẻ ăn kéo dài có hại cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, các phương pháp ăn dặm cho phép trẻ tự ăn ngày càng được quan tâm. Những đứa trẻ được bố mẹ xúc cho ăn kéo dài dễ bị thừa cân, khó ăn hơn khi chúng lớn lên.Tốn kém mua sắm đồ dùng cho trẻ: Em bé của bạn sẽ lớn rất nhanh. Vì thế, hãy cố gắng kìm nén "con nghiện" mua sắm khi nhìn thấy những bộ quần áo đáng yêu của bé, đặc biệt là đồ cho bé gái nếu bạn không muốn rơi vào cảnh "áo quần con chưa mặc một lần đã chật".Đánh đòn hoặc hù dọa trẻ: Nổi giận hoặc nổi tiếng với con không bao giờ là giải pháp đúng đắn. Trong thực tế, nếu làm như vậy, bạn chỉ làm các vấn đề khác phát sinh thôi. Theo các chuyên gia tâm lý, bạn càng la mắng trẻ, chúng càng không nghe lời bạn. Hãy nói chuyện, thủ thỉ với con như những người bạn, con có thể hiểu được tất cả điều bạn nói. Ảnh: BS.
Video "Xót xa bé 13 tuổi chăm con hai tháng tuổi". Nguồn: VTC.
Kiểm tra nhiệt độ của trẻ bằng tay: Cách chăm sóc trẻ này khá sai lầm. Thân nhiệt bình thường của trẻ có thể dao động trong khoảng 36-37 độ C. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn thì trẻ được xác định là bị sốt. Tuy nhiên, để phát hiện được sự thay đổi nhỏ như vậy, chúng ta không thể dùng tay mà luôn phải sử dụng nhiệt kế. Đối với bé dưới 3 tháng tuổi, đo nhiệt độ ở hậu môn sẽ có kết quả quả chính xác.
Mặc bỉm quá chật: Mua sắm bỉm dự trữ sẵn vào mỗi dịp giảm giá là một thói quen nuôi con tiết kiệm của cha mẹ. Tuy nhiên, các bé thường lớn rất nhanh, khoảng 140 – 200 gram/tuần, nên nếu cha mẹ mua quá nhiều bỉm dự phòng thì có khả năng số bỉm đó sẽ chật khi con đã lớn hơn 1 size. Vì vậy, khi mua sắm cho con, cha mẹ nên tính toán trừ hao.
Cai ti giả quá sớm: Vì lo sợ trẻ dễ bị viêm tai và các vấn đề về răng miệng, nhiều bậc cha mẹ đã quyết định cai ti giả cho con sớm. Tuy nhiên, theo Học viện Nhi khoa Mỹ, thời điểm thích hợp để tách món đồ chơi này khỏi trẻ là khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và không nên sớm hơn.
Ngăn cách con với mọi thứ: Thay vì cấm cản và bao bọc con trong vòng tay mình, bạn nên cố gắng đặt cho con những giới hạn và dạy chúng biết chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái. Việc luôn giữ con tránh xa mọi thứ chỉ khiến chúng có suy nghĩ rằng dù có làm điều gì không đúng cũng sẽ có bố mẹ ở đó giúp đỡ.
Sử dụng thiết bị công nghệ để “dỗ” trẻ: Đây là cách đơn giản, thuận tiện để giữ đứa trẻ ngồi yên nhưng nó lại thực sự có những tác hại cho sức khỏe của trẻ. Theo một nghiên cứu, bức xạ từ các thiết bị này ảnh hưởng trực tiếp đến não trẻ và làm tăng nguy cơ phát triển khối u.
Đi tất chân khi trẻ bị sốt: Đây không phải là cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ mà ngược lại chỉ làm cho chúng thấy nóng hơn. Thay vào đó, khi trẻ bị sốt, hãy mặc cho chúng những bộ đồ nhẹ, thoải mái, thấm mồ hôi và giữ nhiệt độ trong phòng mát mẻ.
Thay bỉm ngay lập tức khi trẻ đi vệ sinh: Những chiếc bỉm hiện nay đều có khả năng thấm hút trong nhiều giờ và giữ cho em bé của bạn khô ráo, không bị hăm. Vì vậy, ngay cả khi bé đi đại tiện, bạn cũng nên chờ vài phút rồi mới thay bỉm để không gặp phải sự cố ngoài ý muốn.
Thời gian xúc thìa cho bé quá lâu: Việc bón cho trẻ ăn kéo dài có hại cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, các phương pháp ăn dặm cho phép trẻ tự ăn ngày càng được quan tâm. Những đứa trẻ được bố mẹ xúc cho ăn kéo dài dễ bị thừa cân, khó ăn hơn khi chúng lớn lên.
Tốn kém mua sắm đồ dùng cho trẻ: Em bé của bạn sẽ lớn rất nhanh. Vì thế, hãy cố gắng kìm nén "con nghiện" mua sắm khi nhìn thấy những bộ quần áo đáng yêu của bé, đặc biệt là đồ cho bé gái nếu bạn không muốn rơi vào cảnh "áo quần con chưa mặc một lần đã chật".
Đánh đòn hoặc hù dọa trẻ: Nổi giận hoặc nổi tiếng với con không bao giờ là giải pháp đúng đắn. Trong thực tế, nếu làm như vậy, bạn chỉ làm các vấn đề khác phát sinh thôi. Theo các chuyên gia tâm lý, bạn càng la mắng trẻ, chúng càng không nghe lời bạn. Hãy nói chuyện, thủ thỉ với con như những người bạn, con có thể hiểu được tất cả điều bạn nói. Ảnh: BS.
Video "Xót xa bé 13 tuổi chăm con hai tháng tuổi". Nguồn: VTC.