Từ cuối tháng 8/2019, chính quyền Brazil đã điều động 44.000 binh sĩ để cùng những người lính cứu hỏa tham gia dập tắt đám cháy tại rừng Amazon. 5.000 binh sĩ Bolivia cũng được triển khai để cứu rừng tại lãnh thổ của họ. Ảnh chụp một người lính cứu hỏa ở ngoại ô Robore, Bolivia, ngày 28/8. (Ảnh: AP)Amazon vừa trải qua vụ cháy lớn nhất tính từ năm 2010 vào tháng 8/2019. Lúc cao điểm, có tới 31.000 đám cháy diễn ra cùng lúc. (Ảnh: Reuters)Một binh sĩ Brazil đang cố gắng dập lửa tại khu Nova Fronteira, tỉnh Novo Progresso, phía Bắc Brazil, ngày 3/9/2019. (Ảnh: AP)Những người lính cứu hỏa không đơn độc trong cuộc chiến chống cháy rừng. Ảnh: Một nhóm binh sĩ và lính cứa hỏa Brazil đang hành quân qua một thửa rừng đã cháy rụi ngày 3/9/2019. (Ảnh: AP)Người lính cứu hỏa đang cố gắng dập lửa ở phía Nam lòng chảo Amazon, gần biên giới giữa Bolivia và Paraguay ngày 29/8/2019. Ảnh: BI.Nhóm lính cứu hỏa của Bộ Môi trường Brazil (IBAMA), ngày 3/9/2019. (Ảnh: NurPhoto)Dụng cụ dập lửa đặc biệt với phần đầu là một tấm thảm được sử dụng ở Novo Progesso ngày 3/9/2019. (Ảnh: AP)Nhóm binh sĩ Brazil đi lấy nước để dập lửa ngày 3/9/2019. (Ảnh: AP)Sử dụng đất cũng là một cách chữa cháy hiệu quả. Ảnh chụp tại một thửa rừng ở Bolivia, ngày 30/8/2019. (Ảnh: AP)Máy bay vận tải C-130 Hercules đang thả nước chữa cháy. Chính phủ Brazil cũng thuê một máy bay Boeing 747-400 với dung tích chứa nước lên tới 72.000 lít mỗi chuyến để dập lửa. (Ảnh: AP)Tuy vậy, phần lớn dụng cụ chữa cháy vẫn khá thô sơ. Trong ảnh, hai tình nguyện viên cứu hỏa đang đổ cát vào đám cháy để dập lửa. (Ảnh: Reuters)Lính cứu hỏa của quân đội Bolivia hành quân qua một thửa rừng đã cháy rụi. Theo chính quyền Bolivia, khoảng 17.000 km2 rừng đã bị đốt cháy trên lãnh thổ của họ. Nước này đã chi 20 triệu USD để giúp xử lý các đám cháy. (Ảnh: Reuters)Tổng thống Bolivia Evo Morales cũng góp sức mình chữa cháy. Ảnh chụp ngày 29/8/2019. Ảnh: BI.Một số tình nguyện viên chữa cháy chọn làm việc vào ban đêm khi nhiệt độ đã hạ xuống và những ngọn lửa trở nên dễ phát hiện hơn. (Ảnh: AP)Không chỉ có lực lượng chức năng tham gia chữa cháy, nhiều người lao động từ các ngành nghề khác nhau cũng muốn góp sức mình dù chỉ với những công cụ thô sơ được quyên tặng. (Ảnh: AP)Được biết, số vụ cháy diễn ra suốt tháng 9 vừa qua đạt mức thấp nhất trong vòng 6 năm. Reuters dẫn lời một chuyên gia về cháy rừng tại Đại học Sao Paolo lý giải rằng nguyên nhân của việc này là nhờ công sức chữa cháy và sự hỗ trợ của mưa. (Ảnh: Reuters)Tuy nhiên, không phải ai cũng lạc quan với kết quả của công tác chữa cháy. Hãng tin ABC dẫn lời một người có 30 năm kinh nghiệm điều phối cháy rừng tại Amazon rằng "chỉ có mẹ thiên nhiên mới có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể". Ảnh: BI.Bất chấp điều đó, Quân đội Bolivia nói rằng họ không có kế hoạch rút quân và sẽ kiên trì chữa cháy. (Ảnh: AP)Năm nay, khu rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới phải trải qua một trong những đợt cháy kinh hoàng nhất trong lịch sử. (Ảnh: Reuters)
Mời độc giả xem thêm video: Các bộ tộc Amazon học kỹ năng chống cháy rừng (Nguồn: VTC14)
Từ cuối tháng 8/2019, chính quyền Brazil đã điều động 44.000 binh sĩ để cùng những người lính cứu hỏa tham gia dập tắt đám cháy tại rừng Amazon. 5.000 binh sĩ Bolivia cũng được triển khai để cứu rừng tại lãnh thổ của họ. Ảnh chụp một người lính cứu hỏa ở ngoại ô Robore, Bolivia, ngày 28/8. (Ảnh: AP)
Amazon vừa trải qua vụ cháy lớn nhất tính từ năm 2010 vào tháng 8/2019. Lúc cao điểm, có tới 31.000 đám cháy diễn ra cùng lúc. (Ảnh: Reuters)
Một binh sĩ Brazil đang cố gắng dập lửa tại khu Nova Fronteira, tỉnh Novo Progresso, phía Bắc Brazil, ngày 3/9/2019. (Ảnh: AP)
Những người lính cứu hỏa không đơn độc trong cuộc chiến chống cháy rừng. Ảnh: Một nhóm binh sĩ và lính cứa hỏa Brazil đang hành quân qua một thửa rừng đã cháy rụi ngày 3/9/2019. (Ảnh: AP)
Người lính cứu hỏa đang cố gắng dập lửa ở phía Nam lòng chảo Amazon, gần biên giới giữa Bolivia và Paraguay ngày 29/8/2019. Ảnh: BI.
Nhóm lính cứu hỏa của Bộ Môi trường Brazil (IBAMA), ngày 3/9/2019. (Ảnh: NurPhoto)
Dụng cụ dập lửa đặc biệt với phần đầu là một tấm thảm được sử dụng ở Novo Progesso ngày 3/9/2019. (Ảnh: AP)
Nhóm binh sĩ Brazil đi lấy nước để dập lửa ngày 3/9/2019. (Ảnh: AP)
Sử dụng đất cũng là một cách chữa cháy hiệu quả. Ảnh chụp tại một thửa rừng ở Bolivia, ngày 30/8/2019. (Ảnh: AP)
Máy bay vận tải C-130 Hercules đang thả nước chữa cháy. Chính phủ Brazil cũng thuê một máy bay Boeing 747-400 với dung tích chứa nước lên tới 72.000 lít mỗi chuyến để dập lửa. (Ảnh: AP)
Tuy vậy, phần lớn dụng cụ chữa cháy vẫn khá thô sơ. Trong ảnh, hai tình nguyện viên cứu hỏa đang đổ cát vào đám cháy để dập lửa. (Ảnh: Reuters)
Lính cứu hỏa của quân đội Bolivia hành quân qua một thửa rừng đã cháy rụi. Theo chính quyền Bolivia, khoảng 17.000 km2 rừng đã bị đốt cháy trên lãnh thổ của họ. Nước này đã chi 20 triệu USD để giúp xử lý các đám cháy. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Bolivia Evo Morales cũng góp sức mình chữa cháy. Ảnh chụp ngày 29/8/2019. Ảnh: BI.
Một số tình nguyện viên chữa cháy chọn làm việc vào ban đêm khi nhiệt độ đã hạ xuống và những ngọn lửa trở nên dễ phát hiện hơn. (Ảnh: AP)
Không chỉ có lực lượng chức năng tham gia chữa cháy, nhiều người lao động từ các ngành nghề khác nhau cũng muốn góp sức mình dù chỉ với những công cụ thô sơ được quyên tặng. (Ảnh: AP)
Được biết, số vụ cháy diễn ra suốt tháng 9 vừa qua đạt mức thấp nhất trong vòng 6 năm. Reuters dẫn lời một chuyên gia về cháy rừng tại Đại học Sao Paolo lý giải rằng nguyên nhân của việc này là nhờ công sức chữa cháy và sự hỗ trợ của mưa. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, không phải ai cũng lạc quan với kết quả của công tác chữa cháy. Hãng tin ABC dẫn lời một người có 30 năm kinh nghiệm điều phối cháy rừng tại Amazon rằng "chỉ có mẹ thiên nhiên mới có thể tạo ra một sự khác biệt đáng kể". Ảnh: BI.
Bất chấp điều đó, Quân đội Bolivia nói rằng họ không có kế hoạch rút quân và sẽ kiên trì chữa cháy. (Ảnh: AP)
Năm nay, khu rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới phải trải qua một trong những đợt cháy kinh hoàng nhất trong lịch sử. (Ảnh: Reuters)
Mời độc giả xem thêm video: Các bộ tộc Amazon học kỹ năng chống cháy rừng (Nguồn: VTC14)