Từ Iraq tới Tanzania, Lebanon hay Cộng hòa Công-gô, hàng triệu người tị nạn trên khắp thế giới đang phải bươn chải cuộc sống nơi đất khách quê người. Họ cố gắng thích nghi cuộc sống mới nhưng luôn mong muốn một ngày nào đó được trở lại quê nhà. Ảnh: Mohamad al Hraki đang làm việc trong một nhà hàng của chú ở trại tị nạn Zaatari, Jordan.Được biết, hơn 65 triệu người trên thế giới đã phải rời bỏ nhà cửa vì bạo lực và xung đột. Nhiều người trong số họ sống trong các trại tị nạn hay những cộng đồng địa phương. Ảnh: Ahmad Ghojan từng là một người lái xe tải nhưng hiện tại anh đang làm chủ một cửa hiệu nước hoa ở trại tị nạn Zaatari, Jordan.Abu Ashraf, 46 tuổi, đến từ Syria đang làm món falafel bên ngoài cửa hàng của anh ở trại tị nạn Zaatari.Imani Sareno là một thợ may trong khu trại tạm bợ Buporo, Cộng hòa Công-gô. “Tôi luôn muốn được trở về nhà. Cuộc sống ở đây rất khó khăn”, cô chia sẻ.Một bé trai 15 tuổi đang sửa chiếc điện thoại di động trong một cửa hàng nhỏ ở khu trại tị nạn Nyarugusu, Tanzania.Trong ảnh là Kashindi, một người nuôi ong ở trại tị nạn Nyarugusu, Tanzania. Người đàn ông 47 tuổi này là một người tị nạn đến từ Nam Kivu, Cộng hòa Công-gô, và đã sống ở Nyarugusu từ năm 1997.Những người phụ nữ chuẩn bị làm bánh chapati trong một cửa hàng ở trại tị nạn Nyarugusu.Người phụ nữ Burundi này đang sống tại khu trại tị nạn Nyarugusu.Một người tị nạn khác đến từ Burundi cũng đang sống tại Nyarugusu. Ông từng làm thầy giáo và hiện tại đang làm nghề thợ may.Người phụ nữ 48 tuổi cùng gia đình chạy trốn khỏi phiến quân IS ở Iraq từ năm 2014 và tới làng Bugali ở vùng Kurdistan sinh sống.Một người phụ nữ Iraq khác cũng đang sinh sống tại làng Bugali. Bà có một gian hàng tạp hóa nhỏ.Ayad, 74 tuổi, chuẩn bị lá thuốc cùng với vợ ông, Leila, 64 tuổi, và hai người con của họ tại một khu định cư ở thung lũng Bekaa, Lebanon. Được biết, gia đình Ayad đã sơ tán khỏi tỉnh Hama (Syria) sau khi ngôi làng của ông bị tấn công.
Từ Iraq tới Tanzania, Lebanon hay Cộng hòa Công-gô, hàng triệu người tị nạn trên khắp thế giới đang phải bươn chải cuộc sống nơi đất khách quê người. Họ cố gắng thích nghi cuộc sống mới nhưng luôn mong muốn một ngày nào đó được trở lại quê nhà. Ảnh: Mohamad al Hraki đang làm việc trong một nhà hàng của chú ở trại tị nạn Zaatari, Jordan.
Được biết, hơn 65 triệu người trên thế giới đã phải rời bỏ nhà cửa vì bạo lực và xung đột. Nhiều người trong số họ sống trong các trại tị nạn hay những cộng đồng địa phương. Ảnh: Ahmad Ghojan từng là một người lái xe tải nhưng hiện tại anh đang làm chủ một cửa hiệu nước hoa ở trại tị nạn Zaatari, Jordan.
Abu Ashraf, 46 tuổi, đến từ Syria đang làm món falafel bên ngoài cửa hàng của anh ở trại tị nạn Zaatari.
Imani Sareno là một thợ may trong khu trại tạm bợ Buporo, Cộng hòa Công-gô. “Tôi luôn muốn được trở về nhà. Cuộc sống ở đây rất khó khăn”, cô chia sẻ.
Một bé trai 15 tuổi đang sửa chiếc điện thoại di động trong một cửa hàng nhỏ ở khu trại tị nạn Nyarugusu, Tanzania.
Trong ảnh là Kashindi, một người nuôi ong ở trại tị nạn Nyarugusu, Tanzania. Người đàn ông 47 tuổi này là một người tị nạn đến từ Nam Kivu, Cộng hòa Công-gô, và đã sống ở Nyarugusu từ năm 1997.
Những người phụ nữ chuẩn bị làm bánh chapati trong một cửa hàng ở trại tị nạn Nyarugusu.
Người phụ nữ Burundi này đang sống tại khu trại tị nạn Nyarugusu.
Một người tị nạn khác đến từ Burundi cũng đang sống tại Nyarugusu. Ông từng làm thầy giáo và hiện tại đang làm nghề thợ may.
Người phụ nữ 48 tuổi cùng gia đình chạy trốn khỏi phiến quân IS ở Iraq từ năm 2014 và tới làng Bugali ở vùng Kurdistan sinh sống.
Một người phụ nữ Iraq khác cũng đang sinh sống tại làng Bugali. Bà có một gian hàng tạp hóa nhỏ.
Ayad, 74 tuổi, chuẩn bị lá thuốc cùng với vợ ông, Leila, 64 tuổi, và hai người con của họ tại một khu định cư ở thung lũng Bekaa, Lebanon. Được biết, gia đình Ayad đã sơ tán khỏi tỉnh Hama (Syria) sau khi ngôi làng của ông bị tấn công.