Những người tị nạn trong khu trại tạm bợ ngay trên đường phố ở Gloomy Street, Rome, chủ yếu đến từ Eritrea, Somali và Sudan. Họ thường ở lại đây trong 2 hoặc 3 ngày rồi tiếp tục hành trình đến “miền đất hứa” khác ở châu Âu.Những người điều hành của trung tâm Baobab ước tính, 40 nghìn người đã ghé qua khu trại tạm bợ này trong năm qua.Tuần trước, khoảng 300 nam giới, phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên ngủ ngay trên những cái đệm đặt ngoài đường tại khu trại trong khi nhiệt độ ngoài trời gia tăng.“Chúng tôi không thể mở cửa sổ vì mùi hôi thối. Các nhà vệ sinh ở khu trại này không được cọ rửa và nước bẩn chảy ra ngoài đường”, Valeria, một người dân sống sống cạnh khu trại ở Gloomy Street, bức xúc.Điều kiện trong khu trại còn nhiều thiếu thốn. Ảnh: Người phụ nữ đang tắm cho con trong một chiếc bồn nhựa tại khu trại. Theo số liệu chính thức, Italy đã tiếp nhận hơn 420 nghìn di dân kể từ đầu năm 2014.Những người tình nguyện của trung tâm Baobab chia sẻ, những chỗ ở cho các di dân trong khu trại này là cần thiết không chỉ vì lý do nhân đạo mà còn giúp họ tránh rơi vào tay những kẻ buôn người.Một di dân tâng bóng trên đường phố.“Chúng tôi nghĩ rằng đây không phải một nơi ở thích hợp dành cho những người tị nạn. Chúng tôi không muốn thấy họ phải ngủ ngoài đường phố”, Francesca Del Giudice, một thành viên sáng lập Baobab, chia sẻ.Các di dân tranh thủ ăn......và cắt tóc trong khu trại.Được biết, người dân địa phương và các tình nguyện viên Baobab từng kêu gọi chính quyền thành phố Rome hỗ trợ một địa điểm phù hợp hơn cho những người tị nạn đáng thương này nhưng không có kết quả gì dù hơn 7 tháng đã trôi qua.Tuy nhiên, Thị trưởng mới của Rome Virginia Raggi đang làm việc với các cơ quan và tổ chức nhân đạo để đưa ra kế hoạch vào ngày 15/8, giúp các di dân này có một chỗ ở tốt hơn.
Những người tị nạn trong khu trại tạm bợ ngay trên đường phố ở Gloomy Street, Rome, chủ yếu đến từ Eritrea, Somali và Sudan. Họ thường ở lại đây trong 2 hoặc 3 ngày rồi tiếp tục hành trình đến “miền đất hứa” khác ở châu Âu.
Những người điều hành của trung tâm Baobab ước tính, 40 nghìn người đã ghé qua khu trại tạm bợ này trong năm qua.
Tuần trước, khoảng 300 nam giới, phụ nữ, trẻ em và thanh thiếu niên ngủ ngay trên những cái đệm đặt ngoài đường tại khu trại trong khi nhiệt độ ngoài trời gia tăng.
“Chúng tôi không thể mở cửa sổ vì mùi hôi thối. Các nhà vệ sinh ở khu trại này không được cọ rửa và nước bẩn chảy ra ngoài đường”, Valeria, một người dân sống sống cạnh khu trại ở Gloomy Street, bức xúc.
Điều kiện trong khu trại còn nhiều thiếu thốn. Ảnh: Người phụ nữ đang tắm cho con trong một chiếc bồn nhựa tại khu trại. Theo số liệu chính thức, Italy đã tiếp nhận hơn 420 nghìn di dân kể từ đầu năm 2014.
Những người tình nguyện của trung tâm Baobab chia sẻ, những chỗ ở cho các di dân trong khu trại này là cần thiết không chỉ vì lý do nhân đạo mà còn giúp họ tránh rơi vào tay những kẻ buôn người.
Một di dân tâng bóng trên đường phố.
“Chúng tôi nghĩ rằng đây không phải một nơi ở thích hợp dành cho những người tị nạn. Chúng tôi không muốn thấy họ phải ngủ ngoài đường phố”, Francesca Del Giudice, một thành viên sáng lập Baobab, chia sẻ.
Các di dân tranh thủ ăn...
...và cắt tóc trong khu trại.
Được biết, người dân địa phương và các tình nguyện viên Baobab từng kêu gọi chính quyền thành phố Rome hỗ trợ một địa điểm phù hợp hơn cho những người tị nạn đáng thương này nhưng không có kết quả gì dù hơn 7 tháng đã trôi qua.
Tuy nhiên, Thị trưởng mới của Rome Virginia Raggi đang làm việc với các cơ quan và tổ chức nhân đạo để đưa ra kế hoạch vào ngày 15/8, giúp các di dân này có một chỗ ở tốt hơn.