Hàng nghìn cư dân cộng đồng Dom đang sinh sống tại khu Hayy Al Gharbeh ở Lebanon. Các gia đình tị nạn này ngày càng tuyệt vọng, nhiều người trải qua chấn thương tâm lý trong khi những đứa trẻ không được đi học.Fadia Turkmani, vốn là người gốc Syria, đã kết hôn với Yacoub, một người dân thuộc cộng đồng gốc Ấn Độ ở Lebanon. Họ đang sống trong khu Hayy al-Gharbe ở Beirut cùng 6 cậu con trai. “Người Dom không nghĩ tới ngày mai. Chúng tôi chỉ sống và nghĩ sẽ ăn gì trong hôm nay”, Fadia chia sẻ.Yacoub Turkmani, 38 tuổi, đang làm công việc trông giữ nhà bán thời gian. Anh không hề biết về lối sống du mục truyền thống của người dân cộng đồng Dom.Mohamed, 16 tuổi, đã sống trong khu Hayy Al Gharbeh được 10 năm. Cha cậu làm việc trong một cửa hàng kem địa phương còn mẹ làm nội chợ. Mohamed không biết nói tiếng của người Dom nhưng bà và mẹ cậu nói rất lưu loát.Những đứa trẻ Dom chơi đùa trong khu Hayy Al Gharbeh ở thủ đô Beirut, Lebanon.Khaled, 13 tuổi, ngồi cạnh cha cậu, Hasan, trong túp lều trại ở thung lũng Bekaa. Hasan tự làm loại nhạc cụ truyền thống của người Dom có tên rababa và đem bán tại các chợ khắp Lebanon với giá 10 USD.Hasna nhìn lại những bức ảnh khi ngồi trong lán trại ở thung lũng Bekaa. Những bức ảnh cô mang từ Syria sang gợi nhớ về cuộc sống trước đây. “Tại Syria, mọi thứ đều rất tốt nhưng chúng tôi buộc phải rời khỏi đó khi cuộc nội chiến bùng nổ”, Hasna chia sẻ.Khuloud, 23 tuổi, đứng trong “ngôi nhà” của gia đình cô ở thung lũng Bekaa.Cụ Sharifi, 85 tuổi, cũng đến từ cộng đồng Dom và hiện đang sống trong khu trại ở thung lũng Bekaa. “Chúng tôi có tất cả ở Syria nhưng hiện giờ chúng tôi chẳng có gì”, cụ Sharifi chia sẻ.Các thành viên trong gia đình cầu nguyện trong lán trại ở khu El Marj, thung lũng Bekaa.Fayed, 39 tuổi, nhận thấy những sự thay đổi trong cộng đồng Dom.Ali đứng tại phòng khách trong nhà của cậu bé ở Jadra.Một gia đình đang chơi ở bên ngoài nhà của họ ở Jadra.Diala (trái) và Khaldieh đứng ngoài nhà. Chúng không đi học. Được biết, những đứa trẻ Dom thường đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử trong trường học. (Nguồn ảnh: AJ)
Hàng nghìn cư dân cộng đồng Dom đang sinh sống tại khu Hayy Al Gharbeh ở Lebanon. Các gia đình tị nạn này ngày càng tuyệt vọng, nhiều người trải qua chấn thương tâm lý trong khi những đứa trẻ không được đi học.
Fadia Turkmani, vốn là người gốc Syria, đã kết hôn với Yacoub, một người dân thuộc cộng đồng gốc Ấn Độ ở Lebanon. Họ đang sống trong khu Hayy al-Gharbe ở Beirut cùng 6 cậu con trai. “Người Dom không nghĩ tới ngày mai. Chúng tôi chỉ sống và nghĩ sẽ ăn gì trong hôm nay”, Fadia chia sẻ.
Yacoub Turkmani, 38 tuổi, đang làm công việc trông giữ nhà bán thời gian. Anh không hề biết về lối sống du mục truyền thống của người dân cộng đồng Dom.
Mohamed, 16 tuổi, đã sống trong khu Hayy Al Gharbeh được 10 năm. Cha cậu làm việc trong một cửa hàng kem địa phương còn mẹ làm nội chợ. Mohamed không biết nói tiếng của người Dom nhưng bà và mẹ cậu nói rất lưu loát.
Những đứa trẻ Dom chơi đùa trong khu Hayy Al Gharbeh ở thủ đô Beirut, Lebanon.
Khaled, 13 tuổi, ngồi cạnh cha cậu, Hasan, trong túp lều trại ở thung lũng Bekaa. Hasan tự làm loại nhạc cụ truyền thống của người Dom có tên rababa và đem bán tại các chợ khắp Lebanon với giá 10 USD.
Hasna nhìn lại những bức ảnh khi ngồi trong lán trại ở thung lũng Bekaa. Những bức ảnh cô mang từ Syria sang gợi nhớ về cuộc sống trước đây. “Tại Syria, mọi thứ đều rất tốt nhưng chúng tôi buộc phải rời khỏi đó khi cuộc nội chiến bùng nổ”, Hasna chia sẻ.
Khuloud, 23 tuổi, đứng trong “ngôi nhà” của gia đình cô ở thung lũng Bekaa.
Cụ Sharifi, 85 tuổi, cũng đến từ cộng đồng Dom và hiện đang sống trong khu trại ở thung lũng Bekaa. “Chúng tôi có tất cả ở Syria nhưng hiện giờ chúng tôi chẳng có gì”, cụ Sharifi chia sẻ.
Các thành viên trong gia đình cầu nguyện trong lán trại ở khu El Marj, thung lũng Bekaa.
Fayed, 39 tuổi, nhận thấy những sự thay đổi trong cộng đồng Dom.
Ali đứng tại phòng khách trong nhà của cậu bé ở Jadra.
Một gia đình đang chơi ở bên ngoài nhà của họ ở Jadra.
Diala (trái) và Khaldieh đứng ngoài nhà. Chúng không đi học. Được biết, những đứa trẻ Dom thường đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử trong trường học. (Nguồn ảnh: AJ)