Nhiều người hâm mộ loạt phim điệp viên 007 James Bond chắc hẳn còn nhớ tới hình ảnh địa điểm Piz Gloria (hình trên) từng xuất hiện trong tập phim On Her Majesty's Secret Service sản xuất năm 1969.Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong một thỏa thuận đặc biệt, phía nhà sản xuất của tập phim James Bond này đã đài thọ kinh phí để hoàn tất việc xây dựng nhà hàng Piz Gloria để làm bối cảnh cho bộ phim. Địa điểm du lịch này hiện thu hút hàng nghìn khách mỗi năm.Địa điểm du lịch nổi tiếng làng Sleppy Hollow ở bang New York từng nổi tiếng với cái tên North Tarrytown hồi thập niên 1800.Tuy nhiên, tên gọi đó đã được đổi thành Sleep Hollow sau sự thành công của bộ phim cùng tên làm năm 1999 với sự tham gia của nam tài tử Johnny Depp. Ảnh: Một hình ảnh trong bộ phim Sleppy Hollow.Có lẽ, sẽ không mấy ai biết tới thiên đường bí ẩn Shang-ri La cho tới khi đọc cuốn tiểu thuyết năm 1939 Lost Horizon của nhà văn James Hilton. Thực ra, thành phố Zhongdian của Trung Quốc chỉ mới chính thức đổi tên thành Shangri-La vào năm 2001.Tới Shangri-La, các du khách sẽ bị thu hút bởi những cảnh đẹp ngoạn mục như các khu rừng xanh, núi phủ tuyết trắng và các ngôi chùa Tây Tạng.Trên thực tế, sông Kwai không hề có một cây cầu nào bắc ngang qua. Vì thế, sông Mae Khlaung đã được đổi tên thành Khwae Yai để cho phù hợp với câu chuyện trong tình tiết bộ phim của đạo diễn Piere Boulle. Ảnh: Cây cầu bắc ngang sông Kwai ngày nay.Bộ phim Cây cầu bắc ngang sông Kwai của đạo diễn Piere Boulle đã mang lại nhiều tiếng vang trong làng nghệ thuật thứ bảy. Sông Mae Khalung đã được đổi tên thành sau khi bộ phim này được trình chiếu.Ít ai biết, trạm kiểm soát Charlie thực sự đã bị dỡ bỏ vào năm 1990 sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Ở ảnh trên, công trình phục dựng lại trạm kiểm soát này nay trở thành điểm thu hút du khách.Hình ảnh trạm kiểm soát Charlie thời xưa.Hầu như ai cũng thừa nhận, Sherlock Holmes chỉ là một nhân vật giả tưởng, nhưng điều đó không thể ngăn dòng người hâm mộ đổ về bảo tàng (như ảnh trên) lấy chủ đề về vị thám tử lừng danh này làm chủ đạo.Mặc dù bảo tàng này được đánh số 221b, nhưng thực tế nó lại nằm ở 239 Phố Baker. Điều nữa là, khi cuốn sách Sherlock Holmes của Conan Doyle xuất bản thì địa chỉ này không hề tồn tại.Lâu đài Bran ở Romania (ảnh trên) từ lâu đã gắn liền với ma cà rồng Dracula. Nhiều người tin rằng, các mô tả về lâu đài của Dracula trong sách được lấy cảm hứng từ chính lâu đài Bran, một điểm du lịch nổi tiếng thế giới.Thực tế câu chuyện lại hoàn toàn khác xa. Bởi lẽ, nhân vật Dracula được lấy nguyên tác từ Vlad the Impaler, một nhà quý tộc sống ở lâu đài Poenari (ảnh trên) gần đó. Lâu đài này đã bị hủy hoại và chỉ còn là một đống đổ nát.Nhiều người nghĩ rằng, các bức tường của nhà thờ nằm trên đảo Philae ở Ai Cập dường như tồn tại đã hơn 2.000 năm.Tuy nhiên, trong bức ảnh của Antonio Beato chụp hòn đảo này cho thấy, điều trên đã sai.Hàng nghìn du khách trên thế giới hàng năm đổ dồn về thành phố Verona (Italia) để “mục sở thị” ban công của nàng Juliet, nơi minh chứng cho lời thề nguyện của chàng Romeo dành tặng nàng giống trong tiểu thuyết Romeo và Juliet của nhà văn Anh đại tài William Shakespeare.Tuy vậy, khung cảnh ban công nhà nàng Juliet ngoài thực tế lại không giống trong nguyên tác của nhà văn Shakespeare bởi lẽ kiểu kiến trúc đó chưa có vào hồi ông sống.
Nhiều người hâm mộ loạt phim điệp viên 007 James Bond chắc hẳn còn nhớ tới hình ảnh địa điểm Piz Gloria (hình trên) từng xuất hiện trong tập phim On Her Majesty's Secret Service sản xuất năm 1969.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng, trong một thỏa thuận đặc biệt, phía nhà sản xuất của tập phim James Bond này đã đài thọ kinh phí để hoàn tất việc xây dựng nhà hàng Piz Gloria để làm bối cảnh cho bộ phim. Địa điểm du lịch này hiện thu hút hàng nghìn khách mỗi năm.
Địa điểm du lịch nổi tiếng làng Sleppy Hollow ở bang New York từng nổi tiếng với cái tên North Tarrytown hồi thập niên 1800.
Tuy nhiên, tên gọi đó đã được đổi thành Sleep Hollow sau sự thành công của bộ phim cùng tên làm năm 1999 với sự tham gia của nam tài tử Johnny Depp. Ảnh: Một hình ảnh trong bộ phim Sleppy Hollow.
Có lẽ, sẽ không mấy ai biết tới thiên đường bí ẩn Shang-ri La cho tới khi đọc cuốn tiểu thuyết năm 1939 Lost Horizon của nhà văn James Hilton. Thực ra, thành phố Zhongdian của Trung Quốc chỉ mới chính thức đổi tên thành Shangri-La vào năm 2001.
Tới Shangri-La, các du khách sẽ bị thu hút bởi những cảnh đẹp ngoạn mục như các khu rừng xanh, núi phủ tuyết trắng và các ngôi chùa Tây Tạng.
Trên thực tế, sông Kwai không hề có một cây cầu nào bắc ngang qua. Vì thế, sông Mae Khlaung đã được đổi tên thành Khwae Yai để cho phù hợp với câu chuyện trong tình tiết bộ phim của đạo diễn Piere Boulle. Ảnh: Cây cầu bắc ngang sông Kwai ngày nay.
Bộ phim Cây cầu bắc ngang sông Kwai của đạo diễn Piere Boulle đã mang lại nhiều tiếng vang trong làng nghệ thuật thứ bảy. Sông Mae Khalung đã được đổi tên thành sau khi bộ phim này được trình chiếu.
Ít ai biết, trạm kiểm soát Charlie thực sự đã bị dỡ bỏ vào năm 1990 sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Ở ảnh trên, công trình phục dựng lại trạm kiểm soát này nay trở thành điểm thu hút du khách.
Hình ảnh trạm kiểm soát Charlie thời xưa.
Hầu như ai cũng thừa nhận, Sherlock Holmes chỉ là một nhân vật giả tưởng, nhưng điều đó không thể ngăn dòng người hâm mộ đổ về bảo tàng (như ảnh trên) lấy chủ đề về vị thám tử lừng danh này làm chủ đạo.
Mặc dù bảo tàng này được đánh số 221b, nhưng thực tế nó lại nằm ở 239 Phố Baker. Điều nữa là, khi cuốn sách Sherlock Holmes của Conan Doyle xuất bản thì địa chỉ này không hề tồn tại.
Lâu đài Bran ở Romania (ảnh trên) từ lâu đã gắn liền với ma cà rồng Dracula. Nhiều người tin rằng, các mô tả về lâu đài của Dracula trong sách được lấy cảm hứng từ chính lâu đài Bran, một điểm du lịch nổi tiếng thế giới.
Thực tế câu chuyện lại hoàn toàn khác xa. Bởi lẽ, nhân vật Dracula được lấy nguyên tác từ Vlad the Impaler, một nhà quý tộc sống ở lâu đài Poenari (ảnh trên) gần đó. Lâu đài này đã bị hủy hoại và chỉ còn là một đống đổ nát.
Nhiều người nghĩ rằng, các bức tường của nhà thờ nằm trên đảo Philae ở Ai Cập dường như tồn tại đã hơn 2.000 năm.
Tuy nhiên, trong bức ảnh của Antonio Beato chụp hòn đảo này cho thấy, điều trên đã sai.
Hàng nghìn du khách trên thế giới hàng năm đổ dồn về thành phố Verona (Italia) để “mục sở thị” ban công của nàng Juliet, nơi minh chứng cho lời thề nguyện của chàng Romeo dành tặng nàng giống trong tiểu thuyết Romeo và Juliet của nhà văn Anh đại tài William Shakespeare.
Tuy vậy, khung cảnh ban công nhà nàng Juliet ngoài thực tế lại không giống trong nguyên tác của nhà văn Shakespeare bởi lẽ kiểu kiến trúc đó chưa có vào hồi ông sống.