Casablanca, thủ đô kinh tế của Ma-rốc, có hơn 3 triệu dân và hàng nghìn nhà tắm hơi. Trong những nhà tắm hơi truyền thống ở Ma-rốc, người ta sử dụng củi đốt để cung cấp nhiệt cho các phòng.Được biết, người dân sử dụng trung bình 1 tấn gỗ mỗi ngày để "sưởi ấm" các phòng tắm hơi. Tình trạng khai thác gỗ quá mức đã tàn phá những khu rừng ở Ma-rốc. “Những khu rừng ở Ma-rốc đang dần biến mất”, Mohammed Ellatifi, một cựu quan chức cấp cao của Ma-rốc, cho hay.“Nhà tôi không có phòng tắm riêng. Do vậy, tôi đến phòng tắm hơi 1 lần trong tuần và thậm chí 2 lần mỗi tuần vào mùa đông”, Mohamed Bougalla (51 tuổi), một người bán thuốc lá đến từ Marrakech, chia sẻ.Phí vào nhà tắm hơi thường rơi vào khoảng 1 USD. Tuy nhiên, các chủ nhà tắm hơi đang bị giảm lợi nhuận do giá củi tăng. “10 năm trước, mỗi tấn củi chỉ khoảng 35 đến 40 USD nhưng hiện giờ chi phí lên tới 80, 85 USD”, Khadija Kadiri, quản lý của nhà tắm hơi ở Rabat, cho biết.Rachid N’Chech, 57 tuổi, là một nhân viên làm việc trong nhà tắm hơi Rja Fellah ở Rabat.Hamid Ganib, 48 tuổi, làm nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ những khu rừng ở Ma-rốc.Một nông dân đang chặt cây sồi lấy gỗ vừa để dùng trong nhà vừa đem bán cho các phòng tắm hơi truyền thống.Một chiếc xe tải chở đầy gỗ cây tuyết tùng chuẩn bị rời khỏi khu rừng giáp ranh với thành phố Ifrane.Một công nhân đang cưa hàng trăm khúc gỗ sồi tại một nhà máy ở thành phố Azrou. Đống vỏ argan trong một nhà máy thủ công của ông Mehdi Khaldoun, chủ một nhà tắm hơi ở Ma-rốc. Ông Mehdi đã quyết định sử dụng các sản phẩm nông nghiệp dư thừa như vỏ argan hay hạt oliu để phục vụ trong các nhà tắm hơi thay vì củi đốt.“Đây là nguồn năng lượng tự tái tạo. Gia đình tôi có 5 nhà tắm hơi và cha muốn chúng tôi thay đổi. Nếu không có ông ấy, chúng tôi có thể đã không làm được điều đó”, ông Mehdi chia sẻ.Mặc dù vậy, đa số các nhà tắm hơi ở Ma-rốc vẫn sử dụng củi là chính. “Nhiệt sinh ra từ củi đốt trong các phòng tắm hơi tốt cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến những khu rừng. Trong khi đó, chúng ta hít thở nhờ những cánh rừng chứ đâu phải nhà tắm hơi”, Lahcen Belhassan, 65 tuổi, nói. (Nguồn ảnh: Al Jazeera).
Casablanca, thủ đô kinh tế của Ma-rốc, có hơn 3 triệu dân và hàng nghìn nhà tắm hơi. Trong những nhà tắm hơi truyền thống ở Ma-rốc, người ta sử dụng củi đốt để cung cấp nhiệt cho các phòng.
Được biết, người dân sử dụng trung bình 1 tấn gỗ mỗi ngày để "sưởi ấm" các phòng tắm hơi. Tình trạng khai thác gỗ quá mức đã tàn phá những khu rừng ở Ma-rốc. “Những khu rừng ở Ma-rốc đang dần biến mất”, Mohammed Ellatifi, một cựu quan chức cấp cao của Ma-rốc, cho hay.
“Nhà tôi không có phòng tắm riêng. Do vậy, tôi đến phòng tắm hơi 1 lần trong tuần và thậm chí 2 lần mỗi tuần vào mùa đông”, Mohamed Bougalla (51 tuổi), một người bán thuốc lá đến từ Marrakech, chia sẻ.
Phí vào nhà tắm hơi thường rơi vào khoảng 1 USD. Tuy nhiên, các chủ nhà tắm hơi đang bị giảm lợi nhuận do giá củi tăng. “10 năm trước, mỗi tấn củi chỉ khoảng 35 đến 40 USD nhưng hiện giờ chi phí lên tới 80, 85 USD”, Khadija Kadiri, quản lý của nhà tắm hơi ở Rabat, cho biết.
Rachid N’Chech, 57 tuổi, là một nhân viên làm việc trong nhà tắm hơi Rja Fellah ở Rabat.
Hamid Ganib, 48 tuổi, làm nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ những khu rừng ở Ma-rốc.
Một nông dân đang chặt cây sồi lấy gỗ vừa để dùng trong nhà vừa đem bán cho các phòng tắm hơi truyền thống.
Một chiếc xe tải chở đầy gỗ cây tuyết tùng chuẩn bị rời khỏi khu rừng giáp ranh với thành phố Ifrane.
Một công nhân đang cưa hàng trăm khúc gỗ sồi tại một nhà máy ở thành phố Azrou.
Đống vỏ argan trong một nhà máy thủ công của ông Mehdi Khaldoun, chủ một nhà tắm hơi ở Ma-rốc. Ông Mehdi đã quyết định sử dụng các sản phẩm nông nghiệp dư thừa như vỏ argan hay hạt oliu để phục vụ trong các nhà tắm hơi thay vì củi đốt.
“Đây là nguồn năng lượng tự tái tạo. Gia đình tôi có 5 nhà tắm hơi và cha muốn chúng tôi thay đổi. Nếu không có ông ấy, chúng tôi có thể đã không làm được điều đó”, ông Mehdi chia sẻ.
Mặc dù vậy, đa số các nhà tắm hơi ở Ma-rốc vẫn sử dụng củi là chính. “Nhiệt sinh ra từ củi đốt trong các phòng tắm hơi tốt cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến những khu rừng. Trong khi đó, chúng ta hít thở nhờ những cánh rừng chứ đâu phải nhà tắm hơi”, Lahcen Belhassan, 65 tuổi, nói. (Nguồn ảnh: Al Jazeera).