Trẻ nhỏ ăn nhiều đồ khó tiêu hóa trong dịp Tết Nguyên đán, chuyên gia chỉ cách đơn giản để giải quyết vấn đề

Google News

Với thời gian nghỉ dài ngày trong dịp Tết Nguyên đán, rất nhiều phụ huynh lo ngại cho sức khỏe trẻ nhỏ. Ngoài vấn đề tăng cân, các rối loạn tiêu hóa cũng rất thường gặp. Vậy làm sao để xử lý được vấn đề này ở trẻ?

Trong dịp Tết Nguyên đán, nếu không quản lý và kiểm soát chặt trẽ việc ăn uống, trẻ sẽ ăn “vô tội vạ” và điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Một trong những vấn đề thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa. Theo đó, các thực phẩm gây nên tình trạng khó tiêu ở trẻ bao gồm: Đồ chiên rán, ăn quá nhiều các loại thịt, ăn nhiều bánh kẹo và đồ uống có đường. Đồng thời với đó là uống ít nước, lười ăn rau, lười vận động…

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhất là trong dịp Tết đó là biếng ăn, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy với trẻ nhỏ. Còn trẻ lớn có thể gây đầy hơi, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy…Trong đó, chướng bụng đầy hơi là dấu hiệu điển hình nhất, nguyên nhân là do thức ăn chậm di chuyển trong ống tiêu hóa.

Trong dịp Tết, tình trạng trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa là rất phổ biến do thói quen ăn uống không lành mạnh. Ảnh minh họa. 

Để giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa nói chung, chướng bụng khó tiêu trong dịp Tết nói riêng, TS Trương Hồng Sơn đưa ra những khuyến cáo như sau:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ: Đây là điều rất quan trọng, nhưng bố mẹ thường hay quên trong dịp Tết, từ đó làm đảo lộn “đồng hồ sinh học” của trẻ. Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ duy trì giờ giấc ăn uống như ngày thường để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định. Đồng thời, tránh để trẻ bỏ bữa hoặc ăn quá trễ do gia đình bận rộn. Muốn làm được điều đó, trước hết chính phụ huynh cũng phải lên kế hoạch trong dịp Tết để cả gia đình sinh hoạt ăn uống theo như giờ giấc ngày thường.

- Ăn lượng vừa phải: Với trẻ nhỏ nên ăn uống đầy đủ, đa dạng và ăn thành từng phần nhỏ, không ăn quá no một lúc, đặc biệt là các món giàu đạm hoặc nhiều dầu mỡ, nhiều đường.

- Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu: Trong những ngày Tết, rất nhiều thực phẩm thu hút trẻ, nhưng để bảo vệ hệ tiêu hóa, nên chọn cho trẻ những thực phẩm như dễ tiêu như cháo, súp, canh rau củ, thịt gà, cá hấp. Đồng thời, sổ sung trái cây giàu vitamin C (cam, bưởi) hoặc chuối để hỗ trợ tiêu hóa.

Để hệ tiêu hóa trẻ hoạt động tốt trong dịp Tết, nên cho trẻ sử dụng nhưng thực phẩm dễ tiêu. Ảnh minh họa. 

- Hạn chế thực phẩm không phù hợp với trẻ: Nếu làm được điều này, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ đỡ bị áp lực, hoạt động tốt hơn. Theo đó, nên hạn chế:

+ Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ: Dễ gây đầy bụng và khó tiêu;

+ Bánh kẹo, nước ngọt: Hàm lượng đường cao làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và đầy hơi;

+ Thực phẩm lên men, muối chua (dưa món, kim chi): Dễ gây kích ứng dạ dày.

+ Các món lạ: Tránh cho trẻ ăn những món mà trẻ chưa từng thử trước đó, vì có thể gây dị ứng hoặc khó tiêu.

- Bảo đảm vệ sinh thực phẩm: Đây cũng là một vấn đề rất đáng lo ngại, vì ngày Tết thường ăn nhiều chỗ, nhiều nơi nên khó kiểm soát được nguồn thực phẩm. Vì thế, phụ huynh nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn để lâu ngày. Cần chế biến chín kỹ các món ăn và hâm nóng lại trước khi dùng. Không cho trẻ ăn đồ ăn để qua đêm để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Uống đủ nước sẽ hỗ trợ tiêu hóa rất tốt cho trẻ trong những ngày Tết. Ảnh minh họa. 

- Khuyến khích trẻ uống đủ nước: Thay vì uống nước ngọt, nước có ga thì nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước trái cây tươi không đường để hỗ trợ tiêu hóa. Việc uống các loại nước ngọt có gas hoặc nhiều đường dễ gây đầy hơi.

- Sử dụng đồ ăn lành mạnh: Thay vì cho trẻ ăn bánh kẹo, có thể chuẩn bị các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như: Sữa, sữa chua, phô mai; Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều (không muối, không tẩm đường); Trái cây tươi (táo, lê, dưa hấu).

Cuối cùng, bác sĩ Trương Hồng Sơn khuyến cáo, để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, cần cho trẻ vận động thể dục, vận động nhẹ sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa, tránh nằm ngay sau khi ăn. Cùng với đó là theo dõi các dấu hiệu bất thường, nếu trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng, cần: Cho trẻ uống nước ấm; Massage bụng theo chiều kim đồng hồ để giúp giảm chướng bụng. Theo dõi tình trạng của trẻ nếu không đỡ, cần đưa đi khám.

Nutifood Sweden GrowPLUS+ với công thức được phát triển bởi Nutifood Thụy Điển, xây dựng nền tảng FDI Đề kháng khỏe, Tiêu hóa tốt.
Sản phẩm chứa:
- 1 tỷ lợi khuẩn Bifidobacterium hỗ trợ ngăn ngừa táo bón và vi khuẩn có hại.
- Chất xơ hòa tan FOS & Inulin tạo môi trường lí tưởng cho hệ vi sinh đường ruột phát triển.
- Cùng các dưỡng chất thiết yếu khác hỗ trợ bé phát triển lành mạnh.
Sản phẩm có loại sữa bột và sữa bột pha sẵn tiện lợi.


LÊ PHƯƠNG.

Bình luận(0)