Nhân chứng run sợ kể lại 4 tiếng tiếp xúc nghi phạm giết người, cướp tài sản ở TPHCM
Sáng 8/1, thông tin từ Công an tỉnh Long An cho biết, suốt đêm qua, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo công an tỉnh, lực lượng cảnh sát thuộc các phòng nghiệp vụ, Công an huyện Bến Lức phối hợp cùng Công an TPHCM đã ráo riết truy bắt nghi phạm sát hại nữ nhân viên quán cà phê ở huyện Hóc Môn (TPHCM). Người dân khu vực đối tượng đang lẩn trốn nâng cao cảnh giác và hạn chế ra khỏi nhà.
Từng tiếp xúc với nghi phạm trong hơn 4 tiếng đồng hồ, đến bây giờ bà H.T.T (50 tuổi, ngụ xã Lương Hoà, huyện Bến Lức) vẫn còn sợ hãi. Bà T cho biết khoảng hơn 16h ngày 6/1, nghi phạm dừng xe trước cửa hàng của bà để mua nước và thuốc hút.
Nghi can ngồi ở quán nước đầu lối rẽ vào đường kênh Rạch Nổ gần 4 tiếng đồng hồ.
“Đối tượng đội nón, đeo khẩu trang vải kín mít. Lúc đó tôi chỉ thấy đôi mắt. Nhìn đôi mắt thấy sợ lắm. Mà, cách nó mua nước cũng khác với người thường”, bà T nhớ lại.
Theo bà T, sau khi mua nước uống, nghi phạm xin mật khẩu wifi, nói chuyện với người nào đó khá lâu, sau đó gọi mì tôm nhưng không ăn mà để tô mì nở hết, phải đổ đi.
“Tôi thấy nó ngồi có vẻ mệt mỏi lắm, đến hơn 20h, khi tôi dọn hàng vào thì mới rời đi”, bà T kể.
Sau khi nghi phạm bỏ đi khoảng 30 phút, lực lượng công an tới quán tìm hiểu thông tin và cho bà T xem hình ảnh nghi phạm. Lúc đó, nữ chủ quán mới giật mình kinh hãi vì đã tiếp xúc với nghi phạm giết người máu lạnh hơn 4 tiếng đồng hồ.
Từ hôm xảy ra sự việc đến giờ, gia đình bà T cảnh giác hơn. Con dâu bà nghỉ làm ở nhà phụ mẹ việc nhà.
Nâng cao cảnh giác
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong vào sáng 8/1 tại ấp 7 (xã Lương Hòa, huyện Bến Lức, Long An), các lực lượng thuộc Công an tỉnh Long An phối hợp với Công an TPHCM vẫn đang tiếp tục chốt chặn trên nhiều tuyến đường dẫn vào nơi tình nghi đối tượng đang lẩn trốn. Các trinh sát xuyên đêm truy tìm dấu vết hung thủ.
Hai bên bờ kênh Rạch Nổ hai ngày nay vắng người qua lại hơn.
“Hai ngày nay, nghe thông tin kẻ giết người lẩn trốn khu vực này, tôi không dám đi thăm vườn. Sáng nay thấy có lực lượng công an ở đây nên tôi mới đi vào thăm vườn thì phát hiện mất tấm bạt che trái cây trong vườn, không biết có phải hung thủ lấy đi”, Anh S chủ vườn chanh ở ấp 7 chia sẻ.
Ngoài chủ vườn chanh, một số người dân làm vườn khu vực này phát hiện mất dừa. Chuối ăn dở bị bỏ lại... Từ chiều 6/1, nhiều người dân nâng cao cảnh giác sau khi nhận được thông báo của Công an huyện Bến Lức về nghi phạm giết người, cướp tài sản có thể đang lẩn trốn ở khu vực này.
Vị trí cuối cùng nơi đối tượng bỏ lại xe SH mode.
Ông N.Q.D (63 tuổi, ngụ xã Lương Hòa) cho biết: ”Trời vừa sập tối là tôi đóng cửa kín. Khi nào có chuông gọi cửa thì nhìn kỹ có phải thân quen không mới dám bước ra ngoài. Hy vọng công an sớm bắt được hung thủ để cuộc sống bà con sớm trở lại bình thường”.
Lực lượng chức năng đang rà soát, truy tìm dấu vết nghi phạm trong khu vườn chanh của người dân.
Theo người dân nơi đây, các lực lượng tham gia truy bắt nghi phạm đã làm việc xuyên đêm. Công an tỉnh Long An và Công an TPHCM cũng bố trí thêm lực lượng để khép chặt vòng vây nhằm sớm bắt được hung thủ giết người, cướp tài sản.
Nguyên nhân vụ tai nạn liên hoàn, tông vào quán cắt tóc làm 4 người thương vong
Ngày 8-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang) cho biết đã xác định nguyên nhân vụ xe tải lao vào một quán làm tóc khiến 4 người thương vong.
Hiện trường vụ tai nạn.
Theo công an, nguyên nhân sơ bộ do người điều khiển xe máy không làm chủ tay lái, tự ngã, lấn sang phần đường của xe ôtô. Tài xế điều khiển xe ôtô vì tránh va chạm với xe máy nên đã đánh lái sang phải dẫn đến lao vào một quán làm tóc bên đường.
Qua kiểm tra nồng độ cồn và ma tuý đối với tài xế ôtô, công an cho biết tài xế ôtô không vi phạm nồng độ cồn và âm tính với ma tuý.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, khoảng 13 giờ 45 phút 7-1, tại đường liên xã Việt Lập-Liên Chung thuộc địa phận thôn Đông Am Vàng (xã Việt Lập, huyện Tân Yên) xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ôtô BKS 90C-026.xx do tài xế Trần Văn M. (SN 1980; trú tại xã Đông Sơn, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) điều khiển với xe máy đi ngược chiều còn lại do anh Đồng Văn C. (SN 1992; trú tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên) điều khiển.
Sau va chạm với xe máy, xe ôtô 90C-026.xx tiếp tục lao vào một quán làm tóc bên đường.
Vụ tai nạn khiến người đàn ông đi xe máy tử vong tại chỗ và 3 người bị thương. Các phương tiện và nhà dân bên đường bị hư hỏng.
Tạm giữ kẻ nhiều lần hãm hại cháu gái 12 tuổi
Chiều 8/1, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tân Châu (Tây Ninh) cho biết đã tạm giữ hình sự Nguyễn Tuấn Duy (SN 2006, ngụ xã Tân Thành, huyện Tân Châu) để điều tra, làm rõ về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Ảnh minh họa.
Tại cơ quan Công an, Duy bước đầu khai nhận: Trước đó, Duy và cháu N.T.T. (SN 2012) quen biết, rồi nảy sinh tình cảm yêu đương. Cả hai thường xuyên rủ nhau đi chơi. Duy đã nhiều lần quan hệ tình dục với nạn nhân. Nghi ngờ cháu T. bị xâm hại, gia đình nạn nhân đã tố cáo hành vi của Duy đến cơ quan Công an.
Qua truy xét đến ngày 7/1, Công an đã bắt giữ Duy về hành vi trên.
Vụ Việt Á: Vì sao 2 cựu bộ trưởng được đề nghị mức án dưới khung?
Trưa nay 8-1, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Hà Nội công bố bản luận tội, đồng thời đề nghị mức án đối với 2 cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh và 36 bị cáo trong vụ Việt Á. Theo đó, các bị cáo bị đề nghị từ 24 tháng tù treo đến 30 năm tù giam.
Bị cáo Nguyễn Thanh Long được dẫn giải tới phiên tòa sáng nay.
Mở đầu phần luận tội, kiểm sát viên đánh giá hành vi của các bị cáo trong vụ Việt Á là "điển hình của lợi ích nhóm", thể hiện sự câu kết thông đồng, tham nhũng có hệ thống gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Trong bối cảnh cả nước gồng mình chống dịch, một bộ phận cán bộ cấp cao tại một số bộ ngành và địa phương đã thông đồng với doanh nghiệp tạo thành lợi ích nhóm và hưởng lợi "Hành vi của các bị cáo thể hiện sự thoái hóa biến chất của một bộ phận cán bộ công chức, làm suy giảm lòng tin của người dân đối với Đảng và nhà nước".
Trong vụ án này, Tổng giám đốc Việt Á Phan Quốc Việt đã thông đồng, cấu kết với Trịnh Thanh Hùng, cựu phó vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) các ngành kinh tế - kỹ thuật (thuộc Bộ KH-CN), để tác động cựu bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh, cựu thứ trưởng Bộ KH-CN Phạm Công Tạc quyết định cho Việt Á được phối hợp thực hiện đề tài nghiên cứu chế tạo kit xét nghiệm trái pháp luật.
Với mục đích được sản xuất, bán kit xét nghiệm thu lời bất chính, Việt đã tiếp tục cấu kết với Trịnh Thanh Hùng, Nguyễn Thanh Long (cựu bộ trưởng Bộ Y tế), Nguyễn Huỳnh (cựu thư ký của cựu bộ trưởng Long), Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) và các bị cáo khác thực hiện chuỗi hành vi sai phạm giúp Công ty Việt Á được kiểm định kit xét nghiệm, được nghiệm thu rồi cấp số đăng ký lưu hành tạm thời, chính thức.
Phiên tòa xét xử đại án Việt Á
Các bị cáo đã thực hiện chuỗi hành vi biến kit xét nghiệm từ sản phẩm thuộc sở hữu của nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á. Để thuận lợi cho việc bán sản phẩm kit xét nghiệm trên cả nước, Việt cấu kết với các bị can thuộc Bộ KH-CN để được đề nghị tặng bằng khen đánh bóng hình ảnh, thương hiệu cho kit test xét nghiệm. Việt cũng cấu kết với các bị cáo thuộc Bộ Y tế để được hiệp thương giá bán kit xét nghiệm theo giá đã được nâng khống.
Bị cáo Chu Ngọc Anh được dẫn giải đến tòa.
Trong năm 2020 và 2021, Việt Á đã sản xuất 8,7 triệu kit test và tiêu thụ được 8,3 triệu sản phẩm. Doanh nghiệp này được nhà nước thanh toán 2.250 tỉ đồng và bị cáo buộc hưởng lợi bất chính 1.235 ti đồng, gây thiệt hại tài sản Nhà nước hơn 400 tỉ đồng.
Để thực hiện các chuỗi hành vi sai phạm nêu trên, Tổng giám đốc Công ty Việt Á cũng chi tiền "cảm ơn", hối lộ với tổng số tiền 3,45 triệu USD và 4 tỉ đồng cho một số quan chức để đưa ra quyết định trái pháp luật có lợi cho công ty. Trong đó, người nhận nhiều nhất là cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, với 2,25 triệu USD, cựu bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhận "cảm ơn" 200.000 USD.
Kiểm sát viên cho rằng Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Việt Á, phải chịu tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức, 2 lần trở lên. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, xét xử, Phan Quốc Việt thành khẩn khai báo, nộp lại một phần tiền và có đơn tự nguyện dùng các tài sản đang bị kê biên để khắc phục hậu quả nên đề nghị tòa lượng hình khi tuyên án.
Với cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, VKSND cho rằng sai phạm của của bị cáo "gây nhức nhối trong dư luận, kéo theo hàng loạt sai phạm của các bị cáo khác". Trong khi ngân sách nhà nước đang phải gồng mình để bù đắp các thiệt hại do dịch bệnh gây ra, bị cáo Nguyễn Thanh Long lại gợi ý, đề nghị Việt chi số tiền đặc biệt lớn cho mình. Tuy nhiên, bị cáo thành khẩn khai báo, khắc phục 2,25 triệu USD, quá trình công tác có nhiều bằng bằng khen, giấy khen, gia đình có công với cách mạng nên Viện đề nghị khi tuyên tòa áp dụng các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Đối với cựu bộ trưởng Chu Ngọc Anh, kiểm sát viên đánh giá hành vi của bị cáo xâm phạm tính đúng đắn của nhà nước, suy giảm niềm tin của nhân dân, giúp Phan Quốc Việt gây thiệt hại đặc biệt lớn. Song, kiểm sát viên cũng đánh giá trong quá trình điều tra, tại phiên tòa bị cáo thành khẩn khai báo, khắc phục hết số tiền đã nhận của Việt, gia đình có công với các mạng…