Đến thôn Na Lốc và Cốc Phương của huyện Mường Khương (Lào Cai) cách đây 15 năm, nhiều người sẽ không khỏi bàng hoàng trước cảnh tượng hoang sơ, heo hút của thôn bản này. Do điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều người dân nơi đây thường bỏ quê đi xuất khẩu lao động, đi làm thuê ở những nơi khác. Thôn bảo đa phần chỉ có phụ nữ, người già và trẻ con trồng mỗi năm một mùa lúa, trông chờ vào những người con đi xuất khẩu lao động.
Cây tam thất giờ mang về thu nhập cho người dân
Thế nhưng, giờ đây thôn Na Lốc và Cốc Phương gần như đã thay đổi hoàn toàn diện mạo so với 15 năm trước. Tất cả đều nhờ vào một loại cây “đại bổ" - cây tam thất.
Vốn không phải là loại cây xa lạ, tam thất vốn là hay sâm tam thất, kim bất hoán, điền thất nhân sâm, tam sao thất bản là một loài thực vật có hoa họ nhân sâm. Đây là loại cây trồng lâu năm, có tốc độ sinh trưởng trung bình từ 4 – 7 năm mới có thể thu hoạch được. Các bộ phận của cây tam thất đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Củ tam thất xay bột dùng bồi bổ sức khỏe cho người cơ thể suy nhược, người mới ốm dậy. Tam thất cầm máu tốt cho phụ nữ sau sinh, giúp chữa đau bụng kinh, rong kinh do bế kinh, rong huyết, máu kinh nhiều… chính vì vậy mà tam thất được mệnh danh là loại cây “đại bổ".
Nhận thấy thôn Na Lốc và Cốc Phương là vùng đất có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu rất thích hợp với việc trồng, phát triển cây tam thất, nhiều nông dân đã lặn lội sang tận Trung Quốc mang giống cây lạ này về trồng thử nghiệm. Trong số đó có vợ chồng chị Nhung - một trong những hộ đầu tiên tại Lào Cai thử nghiệm loại cây này. Mất mấy năm mày mò học kỹ thuật trồng, chăm sóc loại cây này, đến nay vợ chồng chị đã mạnh dạn xây dựng vườn tam thất có diện tích khoảng 2500m2 (2,5ha) với tổng vốn đầu tư hơn 600 triệu đồng.
Thu hoạch hoa tam thất.
Theo chị Nhung, ban đầu chị phải nhập cây giống từ Trung Quốc ở một số tỉnh như: Vân Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên,… vận chuyển sang Việt Nam bị giập nát, giảm chất lượng. Thế nhưng nhờ nhân giống thành công loại cây này ngay tại Việt Nam, chị Nhung đã chủ động được nguồn giống, giảm giá thành đầu tư ban đầu, đồng thời chị còn thu được một khoản tiền không nhỏ từ việc cung cấp cây giống tam thất cho nhân dân quanh vùng, giúp người dân địa phương cùng mở rộng mô hình trồng loại cây này.
Kỹ thuật trồng cây tam thất không đơn giản, từ bước lọc và lựa chọn cây giống đến khi làm luống đất, ươm mầm… nhưng cực nhất vẫn là khâu chăm sóc. Là cây ưa ẩm, không chịu khô hạn, do vậy cần đảm bảo đủ độ ẩm để cây có thể sinh trưởng phát triển tốt. Để tạo vườn trồng tam thất có độ thông thoáng, tạo điều kiện cho cây hấp thụ dinh dưỡng, ánh sáng để quang hợp cũng như phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Bón phân, phun thuốc phòng bệnh cho cây cũng phải tuân thủ nguyên tắc. Hiện tại, để phát triển vườn tam thất của gia đình, chị Nhung đang thuê nhân công đến làm tại vườn, tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con trong khu vực.
Chị Nhung đầu tư máy móc làm các sản phẩm từ cây tam thất.
Thời gian trồng tam thất thường kéo dài từ 3-7 năm. Muốn thu hoạch củ tam thất thì sau 5-7 năm trồng mới có thể thu hoạch. Ngoài củ, người trồng có thể thu hoạch hoa bắt đầu từ năm thứ 3, để phơi khô làm trà. Hiện tại, vườn tam thất của chị Nhung đã cho ra nguồn thu ổn định, chị đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất, chế biến các loại cây dược liệu thành sản phẩm công nghệ cao. Đến nay các sản phẩm trà túi lọc tam thất, bột tam thất và trà tam thất... đã được cung cấp đến nhiều người tiêu dùng trên cả nước. Củ tam thất có giá 500.000 đồng/kg, trong khi đó các sản phẩm phụ có giá dao động vài trăm ngàn đồng/hộp 100gr. Trừ đi các chi phí, mỗi ha đất trồng tam thất chị Nhung thu về lợi nhuận 2 tỷ đồng/năm.
Không chỉ tập trung làm giàu cho gia đình, chị Nhung sẵn sàng giúp đỡ các chị em khác trong thôn, xã về kinh nghiệm chăn nuôi và trồng trọt, để cùng phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu. Thấy thị trường nhu cầu còn nhiều, cứ trồng đến đâu các đơn vị sản xuất dược liệu lại nhập hàng tận cửa trang trại, chị Nhung còn mạnh dạn cung cấp vốn, cây giống, kỹ thuật cho nhiều nông dân trong vùng và bao tiêu đầu ra. Nhờ cây tam thất, bộ mặt của hôn Na Lốc và Cốc Phương thay đổi hoàn toàn. Nhờ cây tam thất, nhiều hộ dân nơi đây đã có nguồn thu nhập cao và ổn định.
Cây giống tam thất.
Trong thôn Na Lốc, gia đình ông Phạm Văn Sơn cũng là một trong số những hộ nông dân đổi đời nhờ cây tam thất sau khi học hỏi kinh nghiệm của chị Nhung. Hàng chục năm phát triển kinh tế với việc trồng sơn lấy mủ bán, nhận thấy quỹ đất còn nhiều, ông bắt đầu tìm hiểu thêm những cây trồng có thể phát triển kinh tế ở vùng đồi núi và biết đến vườn tam thất của chị Nhung. “Tôi nhận thấy cây tam thất là một loại dược liệu rất tốt cho sức khoẻ, lại phù hợp với loại đất đồi núi, có thể trồng xen dưới tán cây sơn, cho hiệu quả kinh tế cao nên bắt tay vào nghiên cứu và tiến hành trồng”, ông Sơn chia sẻ.
Năm 2018, ông Sơn tiến hành mua hơn 10 vạn cây giống tam thất với giá 1.200 đồng/cây về trồng trên mảnh đất rộng 3 sào của gia đình. Tuy nhiên, 3 tháng đầu, diện tích trồng lớn cùng với địa hình đồi dốc cao, thời tiết hanh khô khiến số lượng cây chết rất nhiều, gia đình ông lại mua thêm cây giống trồng lại những chỗ cây bị chết rồi từ từ tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh kỹ thuật trồng cây tam thất.
Hoa và củ tam thất.
Sau 4 năm trồng và chăm sóc, tháng 10/2022, gia đình ông Sơn đã bắt đầu khai thác loại củ tam thất. Với 3 tấn củ khai thác đợt 1 ở mảnh rừng rộng 1.000m2 được thị trường đón nhận, tháng 12/2022, gia đình ông lại tiếp tục khai thác tiếp, vừa bán buôn vừa bán lẻ cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí, khoảng hơn 1 tỷ đồng. “Thừa thắng xông lên”, ông Sơn tiếp tục mở rộng vườn tam thất của mình, sau những lần thu hoạch lại tiếp tục cải tạo đồi và trồng đợt mới.
Ông Sơn chăm sóc vườn tam thất.