Loại rau dễ sống lại không “ngậm” hóa chất, kết hợp với trứng giúp máu lưu thông, trị đau đầu nhưng ít người ăn được

Google News

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thái, kết hợp trứng với rau ngải cứu không chỉ là món ăn ngon mà còn là bài thuốc có tác dụng chữa nhiều bệnh.

Rau ngải cứu ít bị sâu bệnh tấn công

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuộc họ cúc. Điểm đặc biệt của cây rau này là có quanh năm, ít bị sâu bệnh tấn công và không cần chăm sóc cũng lớn. 

Các nghiên cứu chỉ ra, trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác. 

Ngải cứu là cây rau dễ sống, không cần chăm sóc cũng lớn. Ảnh minh họa.

Trong Đông y, cây ngải cứu được dùng rất nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Đặc biệt là tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng… Ngài ra, nó được dùng như một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình và được yêu thích với vị hơi đắng và thơm.

Còn trứng gà có vị mặn tính lạnh, làm yên 5 tạng, bổ khí huyết, mát cổ họng, an thai, trị ho hen, kiết lỵ, động thai, bổ dưỡng làm sinh đẻ dễ dàng. Lòng đỏ trứng gà có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh: tâm, tì, vị, có tác dụng dưỡng âm, minh tâm, vỗ tỳ vị, trị mất ngủ do âm hư.

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Thái, Viện Y học phóng xạ và u bướu quân đội, trứng là thực phẩm thông dụng của mọi người. Còn ngải cứu là cây rau ít người ăn được vì nó có mùi đặc trưng, hơi khó ăn. Tuy nhiên, lá và ngọn còn non của ngải cứu dùng làm rau ăn hay kết hợp với nguyên liệu khác chế biến thành món ăn rất tốt cho sức khỏe. Trong đó, kết hợp trứng với rau ngải cứu không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng chữa nhiều bệnh. Cụ thể như sau:

Giúp máu lưu thông: Với những người thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt do máu lưu thông kém cũng được khuyên nên sử dụng ngải cứu. Lá ngải có thể dùng làm thức ăn hằng ngày, dùng nấu canh, rán trứng để ăn hằng tuần sẽ cải thiện khả năng tuần hoàn máu não.

Trứng kết hợp ngải cứu vừa là món ăn vừa là bài thuốc tốt. Ảnh minh họa.

Chữa chứng suy nhược cơ thể: Ngải cứu trong dân gian được biết đến là một bài thuốc bổ vô cùng hữu hiệu. Lá của cây kết hợp với hạt sen, táo đỏ, dùng để hầm gà ác hoặc trứng gà/vịt lộn là món ăn đại bổ giúp khai thông khí huyết, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể ở những người mới ốm dậy, bệnh lâu ngày.

Chữa bệnh về xương khớp: Nhờ tính ấm nên ngải cứu được dùng phổ biến trong những bài thuốc chữa bệnh về xương khớp. Cây có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng lưu thông máu, tốt cho hệ xương khớp, giảm đau, kháng viêm, nhất là đối với những người bị gai cột sống, thấp khớp… Có thể giã ngải cứu lấy nước cốt pha mật ong để uống hoặc đâm nhuyễn làm thuốc đắp.

Hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt: Với tính ấm, ngài cứu còn được dùng làm bài thuốc hữu hiệu trong việc hỗ trợ làm giảm đau bụng kinh, đau lưng. Chúng cũng là bài thuốc giúp hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt đối với những người có kỳ nguyệt san không đều.

Giúp cầm máu: Thành phần trong ngải cứu có tác dụng tốt giúp cầm máu, kháng viêm, sát khuẩn, giảm đau… Nhờ thế, đây là bài thuốc hữu hiệu áp dụng cho những trường hợp cần sơ cứu nhanh và khẩn cấp. Nhất là những trường hợp bị thương, đứt chân tay, bị rắn cắn.

Lưu ý khi ăn ngải cứu

Theo BS.CKI Dương Ngọc Vân, ngải cứu được biết đến là có rất nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như sử dụng làm thuốc cần thận trọng. Trong dân gian cũng chỉ ra rằng, nếu sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể dẫn tới ngộ độc. Hoặc nếu sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Vì thế, việc sử dụng ngải cứu cần lưu ý những điều sau đây:

Món trứng chiên ngải cứu ăn giúp lưu thông máu. Ảnh minh họa.

- Không nên dùng quá nhiều ngải cứu, mỗi lần chỉ nên ăn tối đa 5 ngọn, mỗi tuần không nên ăn quá 3 lần.

- Người mang thai hoặc từng sảy thai, sinh non, không nên ăn.

- Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng ngải cứu hàng ngày.

- Không dùng ngải cứu làm thuốc kết hợp với các loại thuốc chữa trầm cảm, tiểu đường, chống đông máu, ung thư, kháng khuẩn… sẽ gây tương tác và phản tác dụng của thuốc.

- Cần hết sức thận trọng khi dùng ngải cứu với những người có cơ địa mẫn cảm với thảo dược.

- Không dùng ngải cứu dài ngày, quá 4 tuần.

DIỆU THUẦN

Bình luận(0)