Hai người Việt trúng độc đắc, bỗng dưng "đổi đời" và lối sống tiết kiệm đáng học tập

Google News

Bỗng dưng có tiền nhờ trúng số, họ thay vì hưởng thụ cuộc sống đã chắt chiu dành dụm để lo cho tương lai khiến bao người nể phục.

Người phụ nữ và 3 hàng xóm trúng độc đắc

Cách đây chục năm, người dân khu Tỏm, ấp An Hoà, xã Bình Hoà Bắc (Đức Huệ, Long An) không khỏi ngỡ ngàng trước tin 4 gia đình sống sát cạnh nhau trúng độc đắc lên tới 10 tỷ đồng.  Theo đó, nhà chị Vui (SN 1969) và 3 gia đình còn lại trong xóm đều chung cảnh khốn khó. Chị từng cho biết: “Vợ chồng chị Phương đông con, chẳng đứa nào học hành đến nơi đến chốn. Anh Tính có vợ bị tai biến nhiều năm. Nhưng bất hạnh nhất phải kể đến ông Khải không vợ, cả đời dành tình yêu thương nuôi dạy cho đứa cháu mồ côi mẹ cùng cha già mắc ung thư. Còn vợ chồng tôi đến khu Tỏm sau cùng với hai bàn tay trắng”.

Về gia cảnh của chị Vui, chị cho biết anh Khanh – chồng chị ngày nào cũng lênh đênh trên dòng sông Vàm Cỏ Đông đánh cá rồi mang ra chợ bán. Những ngày thất thu, anh lại cưỡi con xe cà tàng ra ngã tư thị trấn hành nghề xe ôm. Chị sau 3 tháng học nghề cắt tóc ở Sài Gòn đã về nhà mở một tiệm nhỏ rồi lấy thêm vé số tranh thủ bán dạo quanh ấp.

“Trước ngày trúng độc đắc, tai họa đã bất ngờ ập xuống gia đình tôi. Hôm đó có người khách đi đường thuê ông xã chở về Tân An lúc chập tối. Quãng đường dài 50km và đi qua con đường vắng vẻ, từng xảy ra vụ cướp giật. Trên đường về qua huyện Thủ Thừa, anh đã bị một người đàn ông đi xe máy ngược chiều tông vào. Kẻ đó đã chạy thoát, bỏ mặc anh nằm bất động.

Gần 3 tháng chồng nằm bệnh viện, tôi phải chạy vay mượn bà con lối xóm mới đủ tiền trang trải. Vì thế tôi đã nợ một số tiền lớn nhưng vẫn lạc quan bởi suy nghĩ của có thể mất chứ người còn là còn tất cả”, chị Vui tâm sự.

"Tối đó đài xổ giải đặc biệt về đúng dãy số của chúng tôi. Tôi được 4.5 tỷ đồng, 3 người hàng xóm trúng 1.5 tỷ đồng/người”, chị Vui nhớ lại.

Để có tiền trang trải nợ nần cũng như thuốc thang cho chồng, chị Vui đã rao bán ngôi nhà và được người trong làng mua lại. Chủ mới thương gia đình chị không còn nơi để đi đã đồng ý cho ở nhờ.

Đúng lúc khánh kiệt, chị Vui đã may mắn chạm tới “lộc trời” khi trúng độc đắc đến 3 tờ vé số. “Bữa đó tôi lấy 50 tờ vé số tranh thủ rảnh đi bán kiếm chút tiền mua thuốc bổ cho ông xã. Mọi hôm tôi đi bán đến 15h là hết sạch, vậy mà hôm ấy lại ế 6 tờ vé cùng dãy số. Trùng hợp thế nào, ông Khải, chị Phương và anh Tính lại ra quán của tôi ngồi tám chuyện. Tôi đã than vãn ế hàng nên mọi người mua chịu mỗi người một tờ, còn lại 3 tờ.

Ngờ đâu tối đó đài xổ giải đặc biệt về đúng dãy số của chúng tôi. Tôi được 4.5 tỷ đồng, 3 người hàng xóm trúng 1.5 tỷ đồng/người”, chị Vui nhớ lại.

Sau khi lĩnh thưởng, chị Vui đã mua lại ngôi nhà từng bán và trả sạch nợ nần. Anh Khanh không phải lênh đênh trên chiếc thuyền đánh cá như trước nữa. Anh đã sắm xuồng máy đi chở hàng, chị mở một salon tóc ở thị trấn.

Đáng nói, “đổi đời” nhờ trúng số song 4 gia đình ấy vẫn giữ nếp sống tằn tiện như trước. “Phải nghèo đói mới biết trân trọng giá trị đồng tiền. Tôi nghĩ nếu cứ ăn chơi, dựa vào số tiền trúng số thì chẳng mấy lại nghèo thôi! Vì thế vợ chồng tôi vẫn bảo ban nhau làm lụng, để dành tiền lo cho các con và tương lai sau này”, người đàn bà miền Tây thành thật.

Cũng theo chị Vui, vợ chồng chị Phương đã lo được cho con cái có cuộc sống ổn định, anh Tính có tiền đưa vợ đi bệnh viện chữa trị. Còn ông Khải đặc biệt hơn cả, mang tiền đi xây cầu bắc qua những con kênh và làm đường mới cho dân ấp. Số tiền còn lại ông mua mảnh đất dự định xây một ngôi nhà nhỏ tá túc. Nhưng số phận trớ trêu, miếng đất ông mua là đất nông nghiệp và không được phép sử dụng vào mục đích khác. Ông chán nản đã bỏ về Vĩnh Tường (Mộc Hoá) sinh sống và kết duyên với người phụ nữ đã lỡ một lần đò.

Người đàn ông Hà Nội trúng số tiền lớn

Vợ chồng ông N (Hoàn Kiếm, Hà Nội) trước đây sống cùng 5 người con trong căn nhà rộng vỏn vẹn 18m2 với cảnh thiếu trước hụt sau, cái ăn chẳng đủ. Và để lo cho các con, ông bà phải chắt bóp từng đồng lương công chức.

Năm đó, ông N được mời đến phường Cửa Nam để dự một cuộc họp đến trưa. Khi ấy trong túi ông chỉ còn 2.000 đồng bồi dưỡng theo chế độ như các đại biểu khác dự họp. Ông định tiết kiệm số tiền ấy và về nhà ăn cơm cùng vợ con nhưng phải rẽ qua phố Hàng Trống cất giữ tài liệu.

Cửa vào nhà của gia đình ông N.

Đến gần cơ quan, ông N chợt nhìn thấy một người phụ nữ bán vé số ngồi buồn thiu bên vệ đường. Ông đành mở cuốn sổ lấy 2.000 đồng mua giúp họ 2 tờ vé số coi như ủng hộ người nghèo, chứ không hề nghĩ tới chuyện nhận được “lộc trời”. Vì thế ông cất tài liệu xong liền để luôn 2 tờ vé số vào ngăn kéo rồi về nhà.

“Mấy ngày sau, nhà tôi đến cơ quan tình cờ kéo ngăn bàn lấy tài liệu, thấy hai tờ vé số. Ông ấy dò kết quả xem có trúng hay không? Ngờ đâu ông ấy trúng hai giải độc đắc trị giá 60 triệu đồng – số tiền rất lớn tại thời điểm năm 1989, tương đương gần 34 cây vàng 9999.

Tối đó, sau khi ăn cơm nước xong xuôi, ông ấy mới kể cho tôi và các con nghe về việc mua 2 tờ vé số và trúng giải độc đắc. Có lẽ, trời thương hoàn cảnh vợ chồng tôi khốn khó nên mới ban lộc”, bà H tâm sự.

Ngày nhận tiền thưởng, nhờ mọi người “chỉ dẫn”, ông N dùng tiền mua ngay một căn nhà rộng 72m2. Sau đó ông mua hai xe máy, hai xe đạp, hai máy khâu, hai nồi áp suất mới tinh để dùng. Số tiền 18 triệu đồng còn lại, ông dành để gửi tiết kiệm lấy tiền lời cho các con ăn học. Thời gian sau, khi các con trưởng thành, ông lại dùng khoản tiền trúng số tiết kiệm ấy chia cho các con sửa nhà, mua đất và mua xe.

Bà H - chồng ông N cho biết: “Gia đình tôi sau khi chuyển đến nhà mới vẫn giữ nguyên nếp sống sinh hoạt cũ, tằn tiện và ki cóp, không chi tiêu phung phí. Chúng tôi coi đó là vận may nhưng đâu phải vì thế mà ỉ lại để hưởng thụ. Tôi và nhà tôi quan niệm có tiền vẫn phải lao động mới biết trân quý những gì đang có".

Còn theo ông N, sau lần trúng độc đắc, ông nghiệm ra rằng tiền chỉ là phương tiện chứ không phải nền tảng quyết định hạnh phúc. Bởi xưa gia đình ông nghèo khó vẫn yêu thương nhau. Và khi có tiền, ông càng thận trọng hơn để tránh khỏi những thói hư tật xấu ngoài xã hội.

Sống tiết kiệm với chính mình và các con song vợ chồng ông N lại rộng rãi với người xung quanh. Ông thường giúp đỡ những người kém may mắn như mua quần áo, hỗ trợ tiền bạc, mua vé tàu xe cho người lỡ đường. Ông đã trở thành một tấm gương sáng cho người dân trong khu phố học tập suốt mấy chục năm liền.

NGỌC HÀ

Bình luận(0)