Vì chồng tôi quê ở Nam Định nên sau đám cưới, bố mẹ đẻ thương con gái cho 1 khoản tiền mua căn chung cư nhỏ trên này ở. Dù vẫn phải vay ngân hàng 400 triệu đồng nhưng vợ chồng cũng có chỗ chui ra chui vào. 2 chúng tôi đều có việc làm ổn định nên cuộc sống đủ ăn tiêu, tiết kiệm được 1 chút dành cho lúc mang thai, sinh nở.
Khi chưa có bầu, cứ khoảng 3 tuần đến 1 tháng vợ chồng tôi lại dành thời gian đưa nhau từ Hà Nội về quê chồng thăm bố mẹ. Khi ấy cả nhà lại cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình ấm cúng. Dù bố mẹ chồng không tâm lý và ít quan tâm tới các con nhưng tôi vẫn làm tròn bổn phận, trách nhiệm của người con dâu. Vì thế tôi chưa từng bị họ mắng mỏ điều gì.
Con dâu ốm nghén, mẹ chồng gọi điện nhưng vô tâm chẳng hỏi thăm. (Ảnh minh họa)
Sau khi cưới tròn năm tôi có bầu. Lần đầu mang thai tôi khổ sở vì bị ốm nghén nhiều. Suốt 2 tháng tôi phải nghỉ làm không lương vì quá mệt mỏi xanh xao nhưng bố mẹ chồng chẳng một câu hỏi thăm. Có lúc gọi điện lên, thấy con dâu buồn nôn ốm nghén, mẹ chồng lại lạnh tanh:
“Ai bầu bí mà chẳng nghén như thế, ngày xưa mẹ nghén vẫn phải đi cấy gặt và gánh phăm phăm. Giờ các chị mệt tí đã õng ẹo nằm dài cả ngày để làm nũng chồng”.
Tôi sinh mổ nằm viện 4 hôm, mẹ chồng không ra thăm dù chỉ 1 lúc. Sau sinh, bà chưa từng bảo con dâu về quê ở cữ để ông bà chăm. Vì thế ở viện là tôi bắt taxi về thẳng nhà bà ngoại ở cữ.
20 ngày ở cữ, con quấy đêm nhiều nên tôi và bà ngoại phải chăm rất vất vả. Nhất là bà ngoại, hầu như chẳng được nghỉ ngơi vì cháu quấy khóc, luôn phải bế trên tay chưa bao giờ đặt được. Tôi và bà ngoại thay phiên nhau dỗ con. Bà nội chỉ gọi điện hỏi thăm được 2-3 lần, mỗi lần nói vài câu ngắn gọn rồi cúp máy.
Không lên chăm con dâu ở cữ ngày nào nhưng bà kể với mọi người trong họ như thể ngày nào cũng gọi buôn chuyện với thông gia và con dâu. Bà kể là cháu nội mới sinh đanh đá lắm. Bà còn muốn tự đặt tên cho cháu.
Biết con dâu sữa chưa về nhiều sau sinh mổ. Bà nói con dâu ăn uống linh tinh không kiêng khiến sữa về ít. Lúc lại bảo tôi không biết nuôi con nhỏ. Rồi bà kết luận 1 câu: "Ti đểu".
Hôm qua bà gọi điện lên cho con trai rồi ra lệnh tết này vợ chồng tôi phải đưa con về quê nội ăn Tết. Con dâu và cháu nội không được ăn Tết nhà ngoại kẻo người thân, hàng xóm dị nghị. Khi chồng bảo lại, tôi nhất định không về, phải ăn Tất Niên nhà ngoại xong mới về bên đó vài 3 ngày xong sẽ về ngoại.
Nghe vợ nói thế, chồng tôi nhảy dựng lên bảo vợ hỗn láo. Anh cho rằng tôi quá quắt, kỳ thị mẹ chồng. Anh còn nói tôi ở bên ngoại đã 1 tháng thì cũng nên cho cháu về đằng nội.
Dâu mới sinh không có nhiều sữa cho con bú mà mẹ chồng ráo hoảnh "ti đểu". (Ảnh minh họa)
Khi tôi nói về bên nội ai sẽ chăm ở cữ, ở bên ngoại được bà ngoại chăm sóc chu đáo mà tôi vẫn ít sữa cho con thì về bên nội sẽ thế nào đây, tình trạng mất sữa là điều dự báo trước. Lúc ấy ai sẽ là người chịu trách nhiệm hay lại nói tôi “ti đểu”, “không biết nuôi con”… Mà không hiểu sao dù ăn uống rất đầy đủ nhưng sau sinh tôi vẫn bị ít sữa, không biết còn là do những nguyên nhân gì?
10 nguyên nhân khiến mẹ bỉm ít sữa sau sinh
Tinh thần căng thẳng, stress gây ức chế tuyến sữa
Cơ thể của mẹ tiết sữa từ tuyến sữa, sữa theo các ống dẫn sữa ra lối thoát ở đầu vú. Có hai loại hormone chính gây ảnh hưởng tới sự tiết sữa là Prolacin và Oxytocin.
Hai loại hormone này sẽ giảm xuống khi người mẹ bị stress, căng thẳng kéo dài dẫ đến sữa mẹ ít dần đi, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây mất sữa.
Thực tế chứng minh rằng căng thẳng, stress là nguyên nhân gây ít sữa sau sinh thường gặp nhưng thường bị bỏ qua.
Mắc bệnh liên quan đến tuyến vú
Viêm tuyến vú và áp xe vú do tắc sữa lâu ngày không được chữa khỏi là bệnh tuyến vú phổ biến nhất mà phụ nữ sau sinh dễ mắc phải.
Bên cạnh đó, các bệnh liên quan đến tuyến vú như thiếu sản tuyến vú, phẫu thuật ngực, bao gồm nâng ngực (sử dụng đường mổ dưới quầng vú) sẽ ảnh hưởng tới sự tiết sữa của tuyến vú sau này.
Chế độ dinh dưỡng không đúng, không đủ
Để kích sữa, các mẹ sau sinh thường được các bà các mẹ khuyến khích ăn móng giò nhưng không có nghĩa là ăn càng nhiều móng giò càng tốt mà bỏ qua các món ăn dinh dưỡng khác dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất từ hoa quả rau xanh.
Cơ thể mẹ cũng bị suy nhược nếu không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ từ đó lượng tiết sữa tiết ra cũng sẽ giảm dần.
Có một số thực phẩm mẹ cũng nên kiêng vì chúng có thể là nguyên nhân ít sữa như lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn, cà phê, mỳ tôm, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi.
Cho con dùng sữa công thức sớm và lạm dụng ti giả
Chất dinh dưỡng và vị ngọt trong sữa công thức nhiều hơn sữa mẹ nên nếu con bú nhiều sữa công thức sẽ dẫn đến chán sữa mẹ và bỏ ti. Nếu con không chịu bú sữa mẹ nữa thì sữa mẹ sẽ ít dần cho đến khi mất hẳn. Đồng thời việc sử dụng ti giả và núm vú giả ở bầu sữa sẽ làm bé quen với ti giả mà bỏ bú mẹ.
Mẹ sinh non, sinh mổ
Mẹ sinh non cũng bị ít sữa do cơ chế sản xuất sữa chưa hoàn thiện, những cơn đau sau phẫu thuật cùng với thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau cản trở rất lớn sự hoạt động của tuyến sữa. Nên mẹ sinh non hoặc sinh mổ gặp phải tình trạng ít sữa hơn so với các mẹ sinh thường.
Dùng máy hút sữa sai cách
Thường xuyên hút sữa khi bầu sữa chưa đầy, lực hút quá mạnh làm tổn thương đầu ngực hoặc quên mất việc cho con bú dẫn tới sữa ít dần do phụ thuộc hoàn toàn vào máy hút sữa.
Ăn những thực phẩm gây ít sữa sau sinh
Bên cạnh những thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh còn có những thực phẩm gây ít sữa mà các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cần tránh. Một số mói ăn như lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, đồ uống có cồn, cà phê, măng chua, mỳ tôm, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi… đều làm mẹ bị mất sữa.
Sót rau là nguyên nhân mẹ ít sữa
Hiện tượng một phần hoặc tất cả nhau thai còn bám lại trong cổ tử cung của phụ nữ sau sinh được gọi là sót rau. Tình trạng này khá hiếm gặp nhưng sẽ khiến mẹ sau sinh bị đau do những cơn co bóp tử cung, ít sữa sau sinh do lượng hormone progesterone không giảm xuống, ngăn cản quá trình tiết sữa dẫn đến ít sữa sau sinh.
Mẹ sau sinh mắc các bệnh lý khác
Các bệnh lý như rối loạn nội tiết, thiếu máu sẽ dẫn đến rối loạn hormone, bao gồm cả hormone sản xuất sữa đồng thời khiến mẹ luôn bị mệt mỏi, ảnh hưởng tới lượng sữa cho con bú.
Dạ dày của trẻ (khoảng dưới 3 tháng tuổi) còn nhỏ dẫn đến việc trẻ bú lắt nhắt, bú ít. Việc này khiến sữa mẹ không xuống đều, cơ thể mẹ lầm tưởng nhu cầu sữa của trẻ ít dẫn đến hạn chế tiết sữa.