20 năm kết hôn, vợ chồng tôi đã có một cuộc sống rất hạnh phúc với 3 con trai. Con trai đầu tên là Thắng, năm nay đã 19 tuổi, con trai thứ 2 đang 16 tuổi và cậu con trai thứ 3 học lớp 6.
Vì có 3 con ăn học nên gánh nặng cơm áo gạo tiền luôn đè nặng lên vai người trụ cột gia đình là tôi. Vợ là kế toán một công ty phát hành sách tư nhân còn tôi làm bên xây dựng. Công việc thường xuyên đòi hỏi tôi phải xa nhà nhưng bù lại cho thu nhập tốt, đủ để trang trải cuộc sống gia đình.
Phát hiện vợ ngoại tình, tôi tức tốc lấy mẫu móng tay của 3 con trai đi xét nghiệm ADN. (Ảnh minh họa)
Bao năm tôi luôn tin tưởng chẳng bao giờ nghi ngờ vợ cho đến 2 tháng trước, lúc tôi đang lái xe về đến địa phận Gia Lâm tình cờ nhìn thấy vợ ngồi sau xe máy một người đàn ông rất tình cảm. Nghi ngờ nên bám theo, tôi thấy họ nhanh chóng rẽ vào một nhà nghỉ gần đó.
Phải mất nhiều thời gian ngồi canh, tôi mới bắt tận tay được vợ và người đàn ông kia xuống thanh toán. Biết không thể giấu giếm, vợ thú nhận nhiều năm nay ngoại tình với Thành – người yêu cũ.
Trước lời thú nhận của vợ, tôi tức tốc lấy mẫu móng tay của 3 con trai đi xét nghiệm ADN vì nghi ngờ chúng không phải con đẻ mình. Kết quả xét nghiệm khiến tôi chết lặng khi Thắng - con trai đầu không phải con tôi, 2 con còn lại mới đúng con đẻ của tôi.
Chưa tin vào kết quả xét nghiệm ADN lần đầu, tôi tiếp tục lén lấy mẫu tóc của Thắng đi xét nghiệm lần 2 nhưng lấy một cái tên khác. Kết quả xét nghiệm lần này vẫn cho thấy Thắng không phải là con trai tôi.
Sợ có sự nhầm lần trong kết quả xét nghiệm ADN, tôi lại tìm cớ đưa con trai và cả vợ đến trung tâm xét nghiệm lần 3. Lần này tôi lấy mẫu từ máu và tế bào niêm mạc miệng của 2 bố con do các y tá ở đây trực tiếp lấy. Vợ tôi ngồi lặng lẽ theo dõi, giám sát từng công đoạn một.
Kết quả lần 3 vẫn khẳng định, Thắng không phải là máu mủ của tôi. Tất nhiên vợ không thể chối cãi trước kết quả xét nghiệm ADN 3 lần như 1 này nên thừa nhận toàn bộ tội lỗi của mình.
Sau 20 năm tôi ngã ngửa trước sự thật đau lòng mà vợ luôn giữ bí mật. (Ảnh minh họa)
Vợ cũng thú nhận trước khi đến với tôi, cô ấy và Thành đã để lỡ có bầu. Nhưng khi ấy Thành không chịu làm đám cưới vì còn ham chơi. Bởi thế vợ quyết định chia tay rồi nhận lời yêu tôi ngay. Chúng tôi đã nhanh chóng làm đám cưới sau đó và hạnh phúc khi lần lượt chào đón 3 con chào đời.
Sau 20 năm tôi ngã ngửa trước sự thật đau lòng mà vợ luôn giữ bí mật. Giờ tôi phải đối xử ra sao với con trai trước tình cảnh này đây? Liệu có khi nào xét nghiệm ADN 3 lần vẫn sai không vì thực tế tuy hiếm nhưng vẫn xảy ra vài trường hợp nhận kết quả sai?
Xét nghiệm ADN có khi nào cho kết quả sai không?
Để trả lời cho câu hỏi “Xét nghiệm ADN có khi nào sai không?”, các bác sĩ chuyên khoa đã khẳng định: Xét nghiệm ADN trong kiểm tra mối quan hệ huyết thống có độ chính xác gần như tuyệt đối, lên đến 99,99%. Như vậy, tỷ lệ sai sót của phương pháp này có thể làm tròn gần như bằng 0.
Trong nhiều trường hợp, để tăng độ chính xác của xét nghiệm, bên cạnh mẫu thử của con và người bố giả định, người mẹ cũng có thể tham gia. Nếu ADN ở hai mẫu của bố và con khớp nhau trên tất cả các gen thì có thể khẳng định mối quan hệ huyết thống của 2 cha con là 99,999%. Ngược lại, nếu có sự chênh lệch từ 2 gen trở lên thì 2 người không có cùng quan hệ huyết thống với tỷ lệ là 100%.
Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong kết quả xét nghiệm ADN
Trên thực tế, vẫn có một vài trường hợp đặc biệt dẫn đến những nhầm lẫn trong việc xét nghiệm ADN. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến gây ra sai sót trong kết quả xét nghiệm:
Do đột biến của locus STR
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bất cứ locus STR nào cũng có thể bị đột biến. Tỷ lệ đột biến gen thông thường chỉ chiếm khoảng 1/1000 người tham gia. Việc đột biến gen của locus STR sẽ trực tiếp dẫn đến sự nhầm lẫn tính chỉ số quan hệ huyết thống PI.
Do hạn chế của bộ kit xét nghiệm ADN
Đa số các bộ kit xét nghiệm hiện nay đều cần khoảng 16 locus STR. Khi có từ 2 - 3 locus sai khác trở lên thì chuyên viên y tế mới được kết luận loại trừ đột biến. Rõ ràng, bộ kit xét nghiệm càng yêu cầu nhiều locus thì tỉ lệ chính xác càng cao. Như vậy, có rất nhiều trung tâm xét nghiệm hiện nay đã đưa vào sử dụng các bộ kit xét nghiệm trên 20 locus, thậm chí là từ 24 - 54 locus.
Do nguyên nhân kỹ thuật
Tình huống này có thể xuất phát từ việc nhân viên y tế vô tình làm hỏng mẫu sinh phẩm hoặc nhầm lẫn các mẫu sinh phẩm với nhau. Nếu nồng độ muối tăng cao bất thường, sai sót trong quá trình phân tích ADN cũng có thể xảy ra. Tỷ lệ gây ra những lỗi này là 1 - 5%.