Toa tàu mẫu của đoàn tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) để người dân và các chuyên gia tham quan, góp ý. Ảnh Phương Nguyễn
Sáng 19/2, trao đổi với PV, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, vào khoảng 4h sáng ngày 19/2, hai đầu tàu và hai toa tàu của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được vận chuyển về đến Hà Nội.Mỗi đoàn tàu dài 79 mét với 4 toa, trong đó 2 cabin lái nằm ở 2 phía, giữa là 2 toa xe động lực có động cơ. Đầu tàu vát, có biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông. Đầu tàu có một cửa thoát hiểm cho lái tàu khi có sự cố xảy ra. Màu sắc chủ đạo là xanh lá cây. Ảnh Phương NguyễnToa tàu rộng khoảng 2,8 mét. Mỗi toa bố trí 6 ghế dài, 2 hàng cột cong chạy dọc lối đi giúp hành khách đứng bám ổn định khi tàu đông. Hai đầu của toa xe bố trí khu vực dành cho xe lăn, ghế ngồi ưu tiên. Ảnh Phương Nguyễn
Để tránh ùn tắc xe vận chuyển phải đi đường vòng theo lộ trình từ cảng Hạ Long (Hải Phòng) theo QL 5 cũ, rẽ về QL 10, qua Thái Bình, rồi đi qua Phủ Lý (Hà Nam), ra quốc lộ 1A cũ rồi mới về Hà Nội.
“Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông không khác so với tàu mẫu trước đó. Hiện nay, phương án dự kiến đưa đầu tàu và toa tàu vào vị trí đường ray ở khu depot Hà Đông chưa được duyệt. Đầu giờ chiều, chúng tôi sẽ có thông tin đến báo chí về phương án đưa tàu và toa tàu vào vị trí đường ray ở khu depot Hà Đông", ông Phương nói.Rạng sáng ngày 19/2, 2 đầu máy và 2 toa tàu được các xe siêu trường siêu trọng vận chuyển từ Hải Phòng về khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) vào rạng sáng ngày 19/2 để chuẩn bị lắp ráp. Phương NguyễnBan quản lý dự án đường sắt cho biết, theo lịch dự kiến, tối 19/2, rạng sáng 20/2 đơn vị sẽ thực hiện lắp ráp các đầu máy, toa tàu vào hệ thống. Ảnh Phương Nguyễn
Ông Phương cho biết thêm, theo kế hoạch, đến tháng 7, tuyến đường sắt trên cao sẽ đóng điện. Đến tháng 9, tuyến đầu tiên của Hà Nội chạy thử liên động. Thời gian chạy thử là 3-6 tháng. 12 đoàn tàu còn lại, sẽ chia làm 3 đợt tiếp tục vận chuyển về cảng Hải Phòng trong thời gian tới.
Hiện, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc. 12 nhà ga chính đã xây dựng xong. Dự án này được khởi công năm 2011 gồm 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, 12 nhà ga.Các đầu máy và toa tàu được bọc bạt kín, dán niêm phong. Ảnh Phương Nguyễn
Theo kế hoạch, dự án được hoàn thành năm 2016 nhưng bị chậm tiến độ, nên chỉ chạy thử liên động vào tháng 9 năm nay. Tuyến đầu tiên của Hà Nội sẽ chính thức khai thác thương mại vào quý I/2018.
“Dự kiến đêm nay, chúng tôi sẽ đưa hai đầu tàu, toa tàu này vào trị trí đường ray ở khu depot Hà Đông”, ông Phương nói.
Được biết, trọng lượng mỗi đầu máy khoảng 35 tấn, dài 19m, cao 3,8m, rộng ngang 2,8m. Toa chở khách nặng 32 tấn, các thông số khác đều giống đầu máy.
Toa tàu mẫu của đoàn tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã được trưng bày tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội) để người dân và các chuyên gia tham quan, góp ý. Ảnh Phương Nguyễn
Sáng 19/2, trao đổi với PV, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, vào khoảng 4h sáng ngày 19/2, hai đầu tàu và hai toa tàu của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được vận chuyển về đến Hà Nội.
Mỗi đoàn tàu dài 79 mét với 4 toa, trong đó 2 cabin lái nằm ở 2 phía, giữa là 2 toa xe động lực có động cơ. Đầu tàu vát, có biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông. Đầu tàu có một cửa thoát hiểm cho lái tàu khi có sự cố xảy ra. Màu sắc chủ đạo là xanh lá cây. Ảnh Phương Nguyễn
Toa tàu rộng khoảng 2,8 mét. Mỗi toa bố trí 6 ghế dài, 2 hàng cột cong chạy dọc lối đi giúp hành khách đứng bám ổn định khi tàu đông. Hai đầu của toa xe bố trí khu vực dành cho xe lăn, ghế ngồi ưu tiên. Ảnh Phương Nguyễn
Để tránh ùn tắc xe vận chuyển phải đi đường vòng theo lộ trình từ cảng Hạ Long (Hải Phòng) theo QL 5 cũ, rẽ về QL 10, qua Thái Bình, rồi đi qua Phủ Lý (Hà Nam), ra quốc lộ 1A cũ rồi mới về Hà Nội.
“Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông không khác so với tàu mẫu trước đó. Hiện nay, phương án dự kiến đưa đầu tàu và toa tàu vào vị trí đường ray ở khu depot Hà Đông chưa được duyệt. Đầu giờ chiều, chúng tôi sẽ có thông tin đến báo chí về phương án đưa tàu và toa tàu vào vị trí đường ray ở khu depot Hà Đông", ông Phương nói.
Rạng sáng ngày 19/2, 2 đầu máy và 2 toa tàu được các xe siêu trường siêu trọng vận chuyển từ Hải Phòng về khu đô thị Văn Phú (Hà Đông, Hà Nội) vào rạng sáng ngày 19/2 để chuẩn bị lắp ráp. Phương Nguyễn
Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, theo lịch dự kiến, tối 19/2, rạng sáng 20/2 đơn vị sẽ thực hiện lắp ráp các đầu máy, toa tàu vào hệ thống. Ảnh Phương Nguyễn
Ông Phương cho biết thêm, theo kế hoạch, đến tháng 7, tuyến đường sắt trên cao sẽ đóng điện. Đến tháng 9, tuyến đầu tiên của Hà Nội chạy thử liên động. Thời gian chạy thử là 3-6 tháng. 12 đoàn tàu còn lại, sẽ chia làm 3 đợt tiếp tục vận chuyển về cảng Hải Phòng trong thời gian tới.
Hiện, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc. 12 nhà ga chính đã xây dựng xong. Dự án này được khởi công năm 2011 gồm 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, 12 nhà ga.
Các đầu máy và toa tàu được bọc bạt kín, dán niêm phong. Ảnh Phương Nguyễn
Theo kế hoạch, dự án được hoàn thành năm 2016 nhưng bị chậm tiến độ, nên chỉ chạy thử liên động vào tháng 9 năm nay. Tuyến đầu tiên của Hà Nội sẽ chính thức khai thác thương mại vào quý I/2018.
“Dự kiến đêm nay, chúng tôi sẽ đưa hai đầu tàu, toa tàu này vào trị trí đường ray ở khu depot Hà Đông”, ông Phương nói.
Được biết, trọng lượng mỗi đầu máy khoảng 35 tấn, dài 19m, cao 3,8m, rộng ngang 2,8m. Toa chở khách nặng 32 tấn, các thông số khác đều giống đầu máy.