Chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa toạ lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình. Ảnh: Daily Mail.Không chỉ đẹp, chùa Trần Quốc còn là một trong trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội. Nhiều người Hà Nội cho rằng, đến chùa Trấn Quốc lễ Phật là việc đầu tiên nên làm trong ngày đầu năm mới. Ảnh: Nguyễn Thịnh - Thúy Hồng.Đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ nằm đúng ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, nhìn sang Hồ Tây. Dịp đầu xuân hay mồng 1, ngày rằm hàng tháng, đền luôn tấp nập khách thập phương. Đây là một trong Thăng Long tứ trấn gồm bốn ngôi đền linh thiêng: Quán Thánh, Kim Liên, Bạch Mã, Voi Phục. Ảnh: Nguyễn Thịnh - Thúy Hồng.Đền Voi Phục còn có tên đền Thủ Lệ tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Ảnh: Nguyễn Thịnh - Thúy Hồng.Đền Kim Liên tọa lạc tại phố Xã Đàn, Đống Đa. Đền Kim Liên trấn giữ phía Nam của kinh đô xưa, nơi đây được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương - người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã theo mẹ lên núi. Thần có công hỗ trợ Sơn Tinh đánh thắng Thủy Tinh, giúp Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Đền hiện nay còn lưu giữ được 39 đạo sắc phong. Ảnh: Tinhtam.Đền Bạch Mã ngự ở phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, trấn giữ phía Đông kinh thành xưa. Đền thờ thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương, đền có hơn một nghìn năm lịch sử, lưu giữ văn hóa - lịch sử của Hà Nội xưa. Đây là vị thần được người dân Thăng Long xưa và nay tôn kính, đã và đang phù trợ cho nhân dân. Ảnh: Tinhtam.Chùa Quán Sứ (Quán Sứ, Hoàn Kiếm) là nơi linh thiêng mà người dân, Phật tử thường tìm về mỗi dịp đầu xuân năm mới. Chùa là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học. Ảnh: Tinhtam.Chùa Phúc Khánh (Tây Sơn, Đống Đa) là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội, dịp đầu xuân mỗi năm hay ngày rằm, mùng 1, rất đông khách thập phương tới chùa. Ảnh: Tinhtam.Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy) tên chữ là Thánh Đức tự là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng để cầu duyên. Ngày lễ Tết người dân đến chùa cầu mong Phật, Thánh giải bỏ tai ương, đem đến cho họ nhiều phúc lộc. Đặc biệt, nam thanh nữ tú đến chùa Hà để cầu tình duyên, cầu hôn nhân và có người yêu. Ảnh: Tinhtam.Chùa Kim Liên (Quảng An, Tây Hồ) đã hàng trăm năm tuổi, có kiến trúc gỗ chạm khắc độc đáo, toát lên vẻ đẹp uy nghiêm, và nổi tiếng linh thiêng. Những ngày lễ Tết, đầu xuân năm mới, người dân lại tìm đến đây để cầu bình an, may mắn. Chùa có diện tích rộng, không gian yên tĩnh, trong lành phù hợp để tĩnh tâm. Ảnh: Tinhtam.Phủ Tây Hồ (còn gọi là phủ Mẫu Tây Hồ) thờ bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của Việt Nam. Vào dịp đầu xuân năm mới, du khách thường về đây rất đông vừa để dâng lễ cầu may, cầu phúc, cầu lộc vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Ảnh: Giaothuy/ Phunuonline.
Chùa Trấn Quốc là một trong 16 ngôi chùa cổ đẹp nhất thế giới. Chùa toạ lạc trên hòn đảo duy nhất của hồ Tây trên đường Thanh Niên, tạo nên cảnh quan phong thủy hữu tình. Ảnh: Daily Mail.
Không chỉ đẹp, chùa Trần Quốc còn là một trong trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội. Nhiều người Hà Nội cho rằng, đến chùa Trấn Quốc lễ Phật là việc đầu tiên nên làm trong ngày đầu năm mới. Ảnh: Nguyễn Thịnh - Thúy Hồng.
Đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ nằm đúng ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, nhìn sang Hồ Tây. Dịp đầu xuân hay mồng 1, ngày rằm hàng tháng, đền luôn tấp nập khách thập phương. Đây là một trong Thăng Long tứ trấn gồm bốn ngôi đền linh thiêng: Quán Thánh, Kim Liên, Bạch Mã, Voi Phục. Ảnh: Nguyễn Thịnh - Thúy Hồng.
Đền Voi Phục còn có tên đền Thủ Lệ tọa lạc bên hồ Thủ Lệ, thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình. Ảnh: Nguyễn Thịnh - Thúy Hồng.
Đền Kim Liên tọa lạc tại phố Xã Đàn, Đống Đa. Đền Kim Liên trấn giữ phía Nam của kinh đô xưa, nơi đây được lập nên để thờ Cao Sơn Đại Vương - người con của Lạc Long Quân và Âu Cơ đã theo mẹ lên núi. Thần có công hỗ trợ Sơn Tinh đánh thắng Thủy Tinh, giúp Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Đền hiện nay còn lưu giữ được 39 đạo sắc phong. Ảnh: Tinhtam.
Đền Bạch Mã ngự ở phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, trấn giữ phía Đông kinh thành xưa. Đền thờ thần Long Đỗ, hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương, đền có hơn một nghìn năm lịch sử, lưu giữ văn hóa - lịch sử của Hà Nội xưa. Đây là vị thần được người dân Thăng Long xưa và nay tôn kính, đã và đang phù trợ cho nhân dân. Ảnh: Tinhtam.
Chùa Quán Sứ (Quán Sứ, Hoàn Kiếm) là nơi linh thiêng mà người dân, Phật tử thường tìm về mỗi dịp đầu xuân năm mới. Chùa là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học. Ảnh: Tinhtam.
Chùa Phúc Khánh (Tây Sơn, Đống Đa) là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng ở Hà Nội, dịp đầu xuân mỗi năm hay ngày rằm, mùng 1, rất đông khách thập phương tới chùa. Ảnh: Tinhtam.
Chùa Hà (Dịch Vọng, Cầu Giấy) tên chữ là Thánh Đức tự là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng để cầu duyên. Ngày lễ Tết người dân đến chùa cầu mong Phật, Thánh giải bỏ tai ương, đem đến cho họ nhiều phúc lộc. Đặc biệt, nam thanh nữ tú đến chùa Hà để cầu tình duyên, cầu hôn nhân và có người yêu. Ảnh: Tinhtam.
Chùa Kim Liên (Quảng An, Tây Hồ) đã hàng trăm năm tuổi, có kiến trúc gỗ chạm khắc độc đáo, toát lên vẻ đẹp uy nghiêm, và nổi tiếng linh thiêng. Những ngày lễ Tết, đầu xuân năm mới, người dân lại tìm đến đây để cầu bình an, may mắn. Chùa có diện tích rộng, không gian yên tĩnh, trong lành phù hợp để tĩnh tâm. Ảnh: Tinhtam.
Phủ Tây Hồ (còn gọi là phủ Mẫu Tây Hồ) thờ bà chúa Liễu Hạnh - một trong tứ bất tử của Việt Nam. Vào dịp đầu xuân năm mới, du khách thường về đây rất đông vừa để dâng lễ cầu may, cầu phúc, cầu lộc vừa để thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Ảnh: Giaothuy/ Phunuonline.