Nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Vào cuối tháng 10/2016, ngôi chùa này đã được báo Daily Mail của Anh bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.Từ sáng sớm ngày Mùng 1 Tết Dinh Dậu, rất nhiều người dân Hà Nội đã đến ngôi chùa nổi tiếng này để đi lễ đầu năm.Dòng người bước vào chùa qua cây cầu đá bắc qua hồ Tây.Khách thập phương dâng hương ở sân chùa.Du khách làm lễ trong chính điện.Đồ lễ ở bàn thờ Phật trong chính điện.Không gian tôn nghiêm ở nhà thờ Tổ.Hai người đàn ông cầu nguyện trước bảo tháp Lục độ đài sen.Lộc xuân trên cội bồ đề cố thụ của chùa Trấn Quốc.Nhiều du khách đi lễ chùa đã mua cá, rùa, ốc phóng sinh xuống hồ Tây để cầu may.Trong suốt nhiều thế kỳ, chùa Trấn Quốc đã có tiếng là một ngôi chùa linh thiêng, cầu được ước thấy của kinh thành Thăng Long.Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547), với tên là Khai Quốc. Chùa được dựng tại thôn Yên Hoa (sau đổi là Yên Phụ) trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.Đến đời Lê Thái Tông (1440 – 1442), chùa được gọi là chùa An Quốc. Đến thời Lê Kinh Tông (1600 – 1618) do bãi sông bị lở, chùa được dời vào một hòn đảo nhỏ trong Hồ Tây gọi là Kim Ngư (đảo cá Vàng) là địa điểm hiện tại. Vào đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705), chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc.Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc vẫn được dân gian quen gọi cho đến ngày nay.Chùa từng đón nhiều nguyên thủ các quốc gia lớn tới thăm, Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad ngày 24/3/1959, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil ngày 28/11/2008, Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev ngày 31/10/2010.Một số hình ảnh khác về chùa Trấn Quốc sáng Mùng 1 Tết Đinh Dậu.
Nằm trên một hòn đảo phía Đông Hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội, chùa Trấn Quốc có lịch sử 1500 năm, được coi là ngôi chùa lâu đời nhất của Thủ đô. Vào cuối tháng 10/2016, ngôi chùa này đã được báo Daily Mail của Anh bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Từ sáng sớm ngày Mùng 1 Tết Dinh Dậu, rất nhiều người dân Hà Nội đã đến ngôi chùa nổi tiếng này để đi lễ đầu năm.
Dòng người bước vào chùa qua cây cầu đá bắc qua hồ Tây.
Khách thập phương dâng hương ở sân chùa.
Du khách làm lễ trong chính điện.
Đồ lễ ở bàn thờ Phật trong chính điện.
Không gian tôn nghiêm ở nhà thờ Tổ.
Hai người đàn ông cầu nguyện trước bảo tháp Lục độ đài sen.
Lộc xuân trên cội bồ đề cố thụ của chùa Trấn Quốc.
Nhiều du khách đi lễ chùa đã mua cá, rùa, ốc phóng sinh xuống hồ Tây để cầu may.
Trong suốt nhiều thế kỳ, chùa Trấn Quốc đã có tiếng là một ngôi chùa linh thiêng, cầu được ước thấy của kinh thành Thăng Long.
Theo sử sách, chùa được xây dựng từ thời Lý Nam Đế (541 – 547), với tên là Khai Quốc. Chùa được dựng tại thôn Yên Hoa (sau đổi là Yên Phụ) trên một bãi đất cạnh sông Hồng. Vào các thời Lý và thời Trần, chùa là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long.
Đến đời Lê Thái Tông (1440 – 1442), chùa được gọi là chùa An Quốc. Đến thời Lê Kinh Tông (1600 – 1618) do bãi sông bị lở, chùa được dời vào một hòn đảo nhỏ trong Hồ Tây gọi là Kim Ngư (đảo cá Vàng) là địa điểm hiện tại. Vào đời vua Lê Hy Tông (1675 - 1705), chùa đổi tên thành chùa Trấn Quốc.
Đầu đời nhà Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc vẫn được dân gian quen gọi cho đến ngày nay.
Chùa từng đón nhiều nguyên thủ các quốc gia lớn tới thăm, Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad ngày 24/3/1959, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil ngày 28/11/2008, Tổng thống LB Nga Dmitry Medvedev ngày 31/10/2010.
Một số hình ảnh khác về chùa Trấn Quốc sáng Mùng 1 Tết Đinh Dậu.