Trao đổi với PV Kiến Thức chiều ngày 20/1, Sư thầy Thích Đàm Oanh, trụ trì chùa Liên Hoa Tự cho biết, ngày 18/1, người dân thôn Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) khai quật được chiếc chuông đồng cổ ở ngoài cánh đồng sau đó mang vào để ở chùa. Chiếc chuông cao 1m, đường kính 60cm, nặng khoảng hơn 2 tạ.Chiếc chuông cổ ở Hưng Yên rất khác so với những chiếc chuông thông thườn như trên thành quả chuông có khắc chữ nho, hình Phật. Đặc biệt, quai của chuông là hình hai con rồng, bốn chân chụm vào nhau giống hình búp sen.Hai đầu rồng trên quai chuông rất kỳ lạ.Hơn nữa, chuông ở các chùa thường chỉ có một mắt chuông và không có hình đầu rồng. Tuy nhiên, chiếc chuông mới phát hiện có hai mắt chuông.Thành chuông có nhiều chữ nho, hình phật và cả hình voi chiến.Đế chuông có khắc 53 cánh sen.Theo người dân cho biết, vị trí phát hiện chiếc chuông là mảnh ruộng cũ, thuộc đền thờ nữ tướng Ngọc Chi. Do vậy, rất có thể đây là chiếc chuông cổ có niên đại lâu năm. Bởi đền thờ nữ tướng Ngọc Chi có từ thời Hai Bà Trưng. Năm 1994, đền thờ này được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin trao bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa. Nơi đây cũng phát hiện nhiều hiện vật quý. Vì thế trong thời gian đợi các nhà khảo cổ đánh giá niên đại chuông, người dân tiếp tục đến chiêm ngưỡng chiếc chuông quý.
Trao đổi với PV Kiến Thức chiều ngày 20/1, Sư thầy Thích Đàm Oanh, trụ trì chùa Liên Hoa Tự cho biết, ngày 18/1, người dân thôn Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) khai quật được chiếc chuông đồng cổ ở ngoài cánh đồng sau đó mang vào để ở chùa. Chiếc chuông cao 1m, đường kính 60cm, nặng khoảng hơn 2 tạ.
Chiếc chuông cổ ở Hưng Yên rất khác so với những chiếc chuông thông thườn như trên thành quả chuông có khắc chữ nho, hình Phật.
Đặc biệt, quai của chuông là hình hai con rồng, bốn chân chụm vào nhau giống hình búp sen.
Hai đầu rồng trên quai chuông rất kỳ lạ.
Hơn nữa, chuông ở các chùa thường chỉ có một mắt chuông và không có hình đầu rồng. Tuy nhiên, chiếc chuông mới phát hiện có hai mắt chuông.
Thành chuông có nhiều chữ nho, hình phật và cả hình voi chiến.
Đế chuông có khắc 53 cánh sen.
Theo người dân cho biết, vị trí phát hiện chiếc chuông là mảnh ruộng cũ, thuộc đền thờ nữ tướng Ngọc Chi. Do vậy, rất có thể đây là chiếc chuông cổ có niên đại lâu năm. Bởi đền thờ nữ tướng Ngọc Chi có từ thời Hai Bà Trưng. Năm 1994, đền thờ này được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin trao bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa. Nơi đây cũng phát hiện nhiều hiện vật quý. Vì thế trong thời gian đợi các nhà khảo cổ đánh giá niên đại chuông, người dân tiếp tục đến chiêm ngưỡng chiếc chuông quý.