Cuối năm 2014, Hà Nội chặt hạ, di chuyển và thay thế hàng loạt cây xanh trong đó có cây xà cừ cổ thụ để tạo cảnh quan đô thị, phục vụ một số công trình, dự án trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Trần Phú (Hà Đông).Thời điểm đó, tuyến đường Nguyễn Trãi hiện có gần 600 cây bóng mát trên vỉa hè, trong đó có khoảng 200 cây không đúng chủng loại mà Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất chặt hạ trong đó có 26 cây bàng, 160 cây keo...Riêng để phục vụ dự án xây dựng đường hầm chui Thanh Xuân - Quốc lộ 6, Sở đã cấp chép chặt hạ gần 170 cây xà cừ và cây các loại, trong đó di chuyển 27 cây.Ngoài việc chặt hạ gần 200 cây lâu năm, Sở Xây dựng cũng cấp 4 giấy phép chặt hạ cây để phục vụ xây dựng các nhà ga tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông với số lượng là 112 và dịch chuyển hơn 90 cây.Những cây có thể sử dụng được sẽ đánh chuyển về vườn ươm, Công ty cây xanh hoặc trồng ở các trường học... để tránh lãng phí.Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều cây xà cừ được chuyển về khu vực vườn ươm Yên Sở, Hoàng Mai. Sau 2 năm được trồng và chăm sóc tại đây, hơn 20 cây đã chết khô.Nhìn vào gốc có thể thấy cây không được chăm sóc chu đáo.Trong khi đó, các cây xà cừ được di chuyển ở tuyến đường Kim Mã cuối năm 2016 để thực hiện tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội về vườn ươm Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) chăm sóc nay đã bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.Những gốc cây trơ trọi, tróc vỏ ở vườn ươm Yên Sở.Ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội, xác nhận một số cây xà cừ ở đây được chuyển từ khu vực Nguyễn Trãi về.Ông Võ Nguyên Phong, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đề nghị phóng viên gửi câu hỏi lên phòng Kế hoạch để được trả lời, không bình luận về vấn đề này.
Cuối năm 2014, Hà Nội chặt hạ, di chuyển và thay thế hàng loạt cây xanh trong đó có cây xà cừ cổ thụ để tạo cảnh quan đô thị, phục vụ một số công trình, dự án trên tuyến đường Nguyễn Trãi, Trần Phú (Hà Đông).
Thời điểm đó, tuyến đường Nguyễn Trãi hiện có gần 600 cây bóng mát trên vỉa hè, trong đó có khoảng 200 cây không đúng chủng loại mà Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất chặt hạ trong đó có 26 cây bàng, 160 cây keo...
Riêng để phục vụ dự án xây dựng đường hầm chui Thanh Xuân - Quốc lộ 6, Sở đã cấp chép chặt hạ gần 170 cây xà cừ và cây các loại, trong đó di chuyển 27 cây.
Ngoài việc chặt hạ gần 200 cây lâu năm, Sở Xây dựng cũng cấp 4 giấy phép chặt hạ cây để phục vụ xây dựng các nhà ga tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông với số lượng là 112 và dịch chuyển hơn 90 cây.
Những cây có thể sử dụng được sẽ đánh chuyển về vườn ươm, Công ty cây xanh hoặc trồng ở các trường học... để tránh lãng phí.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều cây xà cừ được chuyển về khu vực vườn ươm Yên Sở, Hoàng Mai. Sau 2 năm được trồng và chăm sóc tại đây, hơn 20 cây đã chết khô.
Nhìn vào gốc có thể thấy cây không được chăm sóc chu đáo.
Trong khi đó, các cây xà cừ được di chuyển ở tuyến đường Kim Mã cuối năm 2016 để thực hiện tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội về vườn ươm Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) chăm sóc nay đã bắt đầu đâm chồi, nảy lộc.
Những gốc cây trơ trọi, tróc vỏ ở vườn ươm Yên Sở.
Ông Nguyễn Xuân Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội, xác nhận một số cây xà cừ ở đây được chuyển từ khu vực Nguyễn Trãi về.
Ông Võ Nguyên Phong, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, đề nghị phóng viên gửi câu hỏi lên phòng Kế hoạch để được trả lời, không bình luận về vấn đề này.