1. Sà lan tông sập cầu Ghềnh, nhiều người rơi xuống sông
Khoảng 12h30 trưa 20/3, một sà lan đang chạy trên sông Đồng Nai đã tông vào cầu Ghềnh làm gãy hai nhịp cầu Ghềnh ở TP Biên Hòa, Đồng Nai khiến nhiều người đang di chuyển trên cầu bị rơi xuống sông. Vụ sập cầu Ghềnh đã khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam tạm thời tê liệt. Hiện chưa rõ số người thương vong.2. Tàu 3.000 tấn đâm nứt toác gầm cầu ở Hải Dương
Trước đó, vào 18h ngày 6/3/2016 tàu Thành Luân HP 3016, tải trọng 3.000 tấn lưu thông trên sông An Thái hướng từ Hải Dương tới Hải Phòng khi đi qua cầu An Thái (nối thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành với thị trấn Kinh Môn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đã đâm va dầm cầu An Thái và khiến dầm cầu dài hơn 209 m, rộng 11 m bị rạn nứt ở khu vực giữa đỉnh cầu. Nguyên nhân ban đầu được xác định, do tàu có độ cao, khi lưu thông đến đây gặp thủy triều lên khiến xảy ra vụ tai nạn.3. Sà lan chở cát đâm sập cầu, 3 người nhảy sông thoát nạn
Khoảng 8h sáng 12/3/2016, một sà lan chở cát di chuyển trên kênh nhà Lê hướng Đức Thọ - TX Hồng Lĩnh đã đâm vào mố cầu Cơn Độ (nối phường Nam Hồng với xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) khiến cầu gãy sập. Chiếc sà lan bị khối bê tông lớn đè chìm. Rất may, vào thời điểm xảy ra tai nạn không có ai lưu thông qua cầu và 3 người trên sà lan đã kịp thời nhảy xuống kênh thoát vào bờ.4. Sà lan tông hỏng cầu, người dân đi đường vòng về nhà
Khoảng 5h45 ngày 18/9/2015, sà lan tự hành chở hàng trăm tấn cát lưu thông trên rạch Long Kiểng, hướng từ cầu Phước Kiểng về cầu Phước Lộc. Khi đi qua cầu Long Kiển, sà lan va chạm khiến cây cầu sắt này hư hỏng. Cú tông khiến 9 gối cầu nhịp thông thuyền bị lệch, 1 bộ giằng gió bị đứt. Vụ việc may mắn không gây thiệt hại về người.5. Sà lan đâm nứt cầu trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm
Khoảng 2h30 ngày 21/8/2015, một sà lan chở bùn đang đậu dưới kênh Tân Hóa – Lò Gốm đã bị đứt dây neo, sau đó trôi tự do hơn 400 m, hướng về thượng nguồn. Khi trôi đến cầu Đặng Nguyên Cẩn (hay còn gọi là cầu Tre, đoạn qua quận 6, TP HCM) thì một trụ bê-tông trên đầu chiếc sà lan bị vướng lại dưới gầm cầu Do mực nước dưới kênh thời điểm này dâng cao đã làm chiếc sà lan bị đội ngược lên, làm nứt gầm và ảnh hưởng đến kết cấu của cây cầu.6. Sà lan kéo sập cầu Cái Tâm, thiệt hại hơn 3 tỷ đồng
Khoảng 2h sáng 12/7/2015, tàu kéo theo sà lan số hiệu LA 03671 do ông Trần Văn Trung (ngụ quận 4) điều khiển lưu thông trên sông Chợ Đệm (hướng từ cầu Bình Điền về bãi cát Thạch Trung, huyện Bình Chánh). Khi đến khu vực lòng sông thuộc xã Tân Nhựt đã va vào cầu Cái Tâm và kéo sập cầu xuống sông. Thời điểm xảy ra tai nạn giữa đêm khuya nên may mắn không gây thương vong về người. Tuy nhiên cây cầu được xây dựng hàng tỷ đồng từ đóng góp của người dân bị sập hoàn toàn, ước tính ban đầu, thiệt hại từ vụ sập khoảng 3 tỷ đồng.7. Sà lan hàng trăm tấn mắc kẹt, cầu Bình Lợi bị đội gầm
Khoảng 7h ngày 29/5, sà lan có tải trọng hàng trăm tấn được tàu kéo lưu thông trên sông Sài Gòn, hướng từ TP HCM đi tỉnh Bình Dương. Đến gầm cầu Bình Lợi, mực triều cường trên sông Sài Gòn khá cao khiến tĩnh không thông thuyền qua cầu đường sắt bị thu hẹp, nhưng tài công vẫn quyết định cho sà lan đi qua. Phần đầu sà lan vừa vào gầm liền bị kẹt cứng. Chiếc sà lan có dấu hiệu đội gầm, gây hư hại cho kết cấu cây cầu hơn 100 tuổi cùng đoạn đường sắt qua sông Sài Gòn.
1. Sà lan tông sập cầu Ghềnh, nhiều người rơi xuống sông
Khoảng 12h30 trưa 20/3, một sà lan đang chạy trên sông Đồng Nai đã tông vào cầu Ghềnh làm gãy hai nhịp cầu Ghềnh ở TP Biên Hòa, Đồng Nai khiến nhiều người đang di chuyển trên cầu bị rơi xuống sông. Vụ sập cầu Ghềnh đã khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam tạm thời tê liệt. Hiện chưa rõ số người thương vong.
2. Tàu 3.000 tấn đâm nứt toác gầm cầu ở Hải Dương
Trước đó, vào 18h ngày 6/3/2016 tàu Thành Luân HP 3016, tải trọng 3.000 tấn lưu thông trên sông An Thái hướng từ Hải Dương tới Hải Phòng khi đi qua cầu An Thái (nối thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành với thị trấn Kinh Môn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) đã đâm va dầm cầu An Thái và khiến dầm cầu dài hơn 209 m, rộng 11 m bị rạn nứt ở khu vực giữa đỉnh cầu. Nguyên nhân ban đầu được xác định, do tàu có độ cao, khi lưu thông đến đây gặp thủy triều lên khiến xảy ra vụ tai nạn.
3. Sà lan chở cát đâm sập cầu, 3 người nhảy sông thoát nạn
Khoảng 8h sáng 12/3/2016, một sà lan chở cát di chuyển trên kênh nhà Lê hướng Đức Thọ - TX Hồng Lĩnh đã đâm vào mố cầu Cơn Độ (nối phường Nam Hồng với xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) khiến cầu gãy sập. Chiếc sà lan bị khối bê tông lớn đè chìm. Rất may, vào thời điểm xảy ra tai nạn không có ai lưu thông qua cầu và 3 người trên sà lan đã kịp thời nhảy xuống kênh thoát vào bờ.
4. Sà lan tông hỏng cầu, người dân đi đường vòng về nhà
Khoảng 5h45 ngày 18/9/2015, sà lan tự hành chở hàng trăm tấn cát lưu thông trên rạch Long Kiểng, hướng từ cầu Phước Kiểng về cầu Phước Lộc. Khi đi qua cầu Long Kiển, sà lan va chạm khiến cây cầu sắt này hư hỏng. Cú tông khiến 9 gối cầu nhịp thông thuyền bị lệch, 1 bộ giằng gió bị đứt. Vụ việc may mắn không gây thiệt hại về người.
5. Sà lan đâm nứt cầu trên kênh Tân Hóa - Lò Gốm
Khoảng 2h30 ngày 21/8/2015, một sà lan chở bùn đang đậu dưới kênh Tân Hóa – Lò Gốm đã bị đứt dây neo, sau đó trôi tự do hơn 400 m, hướng về thượng nguồn. Khi trôi đến cầu Đặng Nguyên Cẩn (hay còn gọi là cầu Tre, đoạn qua quận 6, TP HCM) thì một trụ bê-tông trên đầu chiếc sà lan bị vướng lại dưới gầm cầu Do mực nước dưới kênh thời điểm này dâng cao đã làm chiếc sà lan bị đội ngược lên, làm nứt gầm và ảnh hưởng đến kết cấu của cây cầu.
6. Sà lan kéo sập cầu Cái Tâm, thiệt hại hơn 3 tỷ đồng
Khoảng 2h sáng 12/7/2015, tàu kéo theo sà lan số hiệu LA 03671 do ông Trần Văn Trung (ngụ quận 4) điều khiển lưu thông trên sông Chợ Đệm (hướng từ cầu Bình Điền về bãi cát Thạch Trung, huyện Bình Chánh). Khi đến khu vực lòng sông thuộc xã Tân Nhựt đã va vào cầu Cái Tâm và kéo sập cầu xuống sông. Thời điểm xảy ra tai nạn giữa đêm khuya nên may mắn không gây thương vong về người. Tuy nhiên cây cầu được xây dựng hàng tỷ đồng từ đóng góp của người dân bị sập hoàn toàn, ước tính ban đầu, thiệt hại từ vụ sập khoảng 3 tỷ đồng.
7. Sà lan hàng trăm tấn mắc kẹt, cầu Bình Lợi bị đội gầm
Khoảng 7h ngày 29/5, sà lan có tải trọng hàng trăm tấn được tàu kéo lưu thông trên sông Sài Gòn, hướng từ TP HCM đi tỉnh Bình Dương. Đến gầm cầu Bình Lợi, mực triều cường trên sông Sài Gòn khá cao khiến tĩnh không thông thuyền qua cầu đường sắt bị thu hẹp, nhưng tài công vẫn quyết định cho sà lan đi qua. Phần đầu sà lan vừa vào gầm liền bị kẹt cứng. Chiếc sà lan có dấu hiệu đội gầm, gây hư hại cho kết cấu cây cầu hơn 100 tuổi cùng đoạn đường sắt qua sông Sài Gòn.