Hàng trăm năm qua, vào ngày mồng 6 tháng Giêng, thi bơi thuyền, thổi cơm, bắt vịt đã diễn ra trên khúc sông Cửa Chùa, làng Hào Xá, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương như một nét độc đáo riêng của Lễ hội chùa Bạch Hào (ngôi chùa có từ thời Lý) để rồi được ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Quang Minh)Xưa kia, làng Hào Xá có ba giáp Nam, Đông, Đoài, mỗi giáp có một đội bơi thuyền, đến lễ hội sẽ cùng nhau đua tài. Ngày nay, cuộc đua được chia theo từng xóm, có thi vòng loại rồi vòng chung kết. Ở vòng chung kết, sau khi ba đội thi xong phần bơi thuyền sẽ chuyển sang thi nấu cơm và bắt vịt. (Ảnh: Quang Minh)Thi nấu cơm, người thi ngồi trên thuyền, niêu cơm được buộc vào thanh đòn, thả trên ngọn lửa được đốt bởi một bó đóm dài. Khi nấu cơm sẽ có đội “phá đám” hay “thử tài” ngồi trên thuyền khác, lấy tay lay thuyền, làm cho thuyền tròng trành liên tục. Chưa hết, người “phá đám” còn té nước vào thuyền để dập tắt lửa. (Ảnh: Quang Minh)Tất nhiên, để tránh làm tắt bếp, lệ qui định người té nước không được té thẳng vào bếp của người nấu cơm. Nếu lửa tắt, được phép châm lại nấu tiếp. (Ảnh: Quang Minh)Thổi cơm trên sông mô tả việc nuôi quân của thủy binh năm xưa. Dù trong điều kiện khó khăn thế nào cũng phải nấu cơm chín cho quân lính. Kết quả, đội nào nấu chín cơm trước sẽ thắng. Do mải mê 'tấn công' đối thủ mà một chiếc thuyền đã bị lật... (Ảnh: Quang Minh)Trong trò chơi này, người ta cũng thấy được yếu tố ngũ hành xuyên suốt. Với hành hỏa là lửa, hành thủy là nước, hành mộc là thuyền gỗ, đóm đốt lửa, hành kim là giá treo nồi cơm và hành thổ là niêu đất. (Ảnh: Quang Minh)Những niêu cơm chín khi mang lên bờ sẽ có nhiều người dùng tay chạm vào vung. Theo quan niệm, những ai chạm tay đầu tiên vào niêu cơm chiến thắng sẽ gặp may cả năm. (Ảnh: Quang Minh)Sau phần thi nấu cơm là thi bắt vịt. Xưa kia, trong cái rét ngọt của tiết đầu xuân và nước sông lạnh buốt, người chơi bắt vịt phải lặn ngụp dưới nước để đuổi theo đàn vịt. Khi bắt được vịt rồi, vẫn phải lặn dưới nước và dùng tay moi mề vịt ra, sau đó ngậm mề vào miệng mới được nổi lên. Ai làm được như vậy sẽ giật giải. (Ảnh: Quang Minh)Ngày nay, chi tiết moi mề vịt dưới nước và ngậm cái mề vịt sống vào miệng đã bị bỏ để bảo đảm vệ sinh. Những đội tham gia bắt vịt sẽ dùng thuyền để lùa vịt và một người trên thuyền sẽ nhảy xuống vô lấy vịt khi cảm thấy có thể. (Ảnh: Quang Minh)Để chơi được cả 3 trò chơi liên tục, người chơi đa phần ở đội tuổi trung niên vốn quanh năm quần quật với ruộng đồng nên rất dẻo dai. Chứng kiến 3 phần thi ròng rã, nhiều người thán phục, gọi những người phụ nữ làng Hào Xá là “những người đàn bà không phổi”. (Ảnh: Quang Minh)Ngày nay, rất nhiều lễ hội làng, lễ hội vùng đã biến tướng và bị thương mại hóa, bên cạnh những nghi lễ, trò chơi truyền thống gây tranh cướp, ẩu đả thì những giá trị bình dị, lành mạnh, vui tươi, phấn khởi và đầy ý nghĩa trong các trò chơi ở Lễ hội chùa Bạch Hào lại càng đáng trân quý và gìn giữ. (Ảnh: Quang Minh)
Hàng trăm năm qua, vào ngày mồng 6 tháng Giêng, thi bơi thuyền, thổi cơm, bắt vịt đã diễn ra trên khúc sông Cửa Chùa, làng Hào Xá, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương như một nét độc đáo riêng của Lễ hội chùa Bạch Hào (ngôi chùa có từ thời Lý) để rồi được ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. (Ảnh: Quang Minh)
Xưa kia, làng Hào Xá có ba giáp Nam, Đông, Đoài, mỗi giáp có một đội bơi thuyền, đến lễ hội sẽ cùng nhau đua tài. Ngày nay, cuộc đua được chia theo từng xóm, có thi vòng loại rồi vòng chung kết. Ở vòng chung kết, sau khi ba đội thi xong phần bơi thuyền sẽ chuyển sang thi nấu cơm và bắt vịt. (Ảnh: Quang Minh)
Thi nấu cơm, người thi ngồi trên thuyền, niêu cơm được buộc vào thanh đòn, thả trên ngọn lửa được đốt bởi một bó đóm dài. Khi nấu cơm sẽ có đội “phá đám” hay “thử tài” ngồi trên thuyền khác, lấy tay lay thuyền, làm cho thuyền tròng trành liên tục. Chưa hết, người “phá đám” còn té nước vào thuyền để dập tắt lửa. (Ảnh: Quang Minh)
Tất nhiên, để tránh làm tắt bếp, lệ qui định người té nước không được té thẳng vào bếp của người nấu cơm. Nếu lửa tắt, được phép châm lại nấu tiếp. (Ảnh: Quang Minh)
Thổi cơm trên sông mô tả việc nuôi quân của thủy binh năm xưa. Dù trong điều kiện khó khăn thế nào cũng phải nấu cơm chín cho quân lính. Kết quả, đội nào nấu chín cơm trước sẽ thắng. Do mải mê 'tấn công' đối thủ mà một chiếc thuyền đã bị lật... (Ảnh: Quang Minh)
Trong trò chơi này, người ta cũng thấy được yếu tố ngũ hành xuyên suốt. Với hành hỏa là lửa, hành thủy là nước, hành mộc là thuyền gỗ, đóm đốt lửa, hành kim là giá treo nồi cơm và hành thổ là niêu đất. (Ảnh: Quang Minh)
Những niêu cơm chín khi mang lên bờ sẽ có nhiều người dùng tay chạm vào vung. Theo quan niệm, những ai chạm tay đầu tiên vào niêu cơm chiến thắng sẽ gặp may cả năm. (Ảnh: Quang Minh)
Sau phần thi nấu cơm là thi bắt vịt. Xưa kia, trong cái rét ngọt của tiết đầu xuân và nước sông lạnh buốt, người chơi bắt vịt phải lặn ngụp dưới nước để đuổi theo đàn vịt. Khi bắt được vịt rồi, vẫn phải lặn dưới nước và dùng tay moi mề vịt ra, sau đó ngậm mề vào miệng mới được nổi lên. Ai làm được như vậy sẽ giật giải. (Ảnh: Quang Minh)
Ngày nay, chi tiết moi mề vịt dưới nước và ngậm cái mề vịt sống vào miệng đã bị bỏ để bảo đảm vệ sinh. Những đội tham gia bắt vịt sẽ dùng thuyền để lùa vịt và một người trên thuyền sẽ nhảy xuống vô lấy vịt khi cảm thấy có thể. (Ảnh: Quang Minh)
Để chơi được cả 3 trò chơi liên tục, người chơi đa phần ở đội tuổi trung niên vốn quanh năm quần quật với ruộng đồng nên rất dẻo dai. Chứng kiến 3 phần thi ròng rã, nhiều người thán phục, gọi những người phụ nữ làng Hào Xá là “những người đàn bà không phổi”. (Ảnh: Quang Minh)
Ngày nay, rất nhiều lễ hội làng, lễ hội vùng đã biến tướng và bị thương mại hóa, bên cạnh những nghi lễ, trò chơi truyền thống gây tranh cướp, ẩu đả thì những giá trị bình dị, lành mạnh, vui tươi, phấn khởi và đầy ý nghĩa trong các trò chơi ở Lễ hội chùa Bạch Hào lại càng đáng trân quý và gìn giữ. (Ảnh: Quang Minh)