Sau khoảng 10 năm đi vào sử dụng, cây vượt cho người đi bộ qua đê hữu Hồng - đường Trần Nhật Duật đã “xuống sắc”, để lộ những dấu vết thời gian.Cây cầu nằm ở khu vực tập trung nhiều khu dân cư, cơ quan, trường học, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn. Xây dựng và hoàn thiện từ năm 2014, cầu được thiết kế bằng thép và bê tông cốt thép chiều dài 44,6m, gồm 2 nhịp dầm, chiều rộng cầu 3m, tĩnh không tối thiểu 4,75m. Cầu xây dựng trên 4 mố trụ chính và 1 trụ cầu thang.Việc tô điểm lại cây cầu 10 năm tuổi được UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khởi xướng, kết hợp với 1 nhóm họa sĩ từng tham gia nhiều dự án nghệ thuật công trình công cộng trên phố Phúc Tân và phố Phùng Hưng.Các họa sĩ đã làm cây cầu trở nên khác biệt khi tô điểm cho cây cầu bằng những đồ trang trí mang hình thù các loài động vật nơi đại dương mênh mông như cá, mực, sứa...Điều đặc biệt, những đồ trang trí nói trên được làm từ chai nhựa tái chế do học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận tham gia thu gom tạo nên tác phẩm.Một chú cá rất cầu kì được tạo nên từ bàn tay khéo léo của các họa sĩ.Ngay cả bậc thang bước lên cầu cũng được vẽ lại, con đường dẫn lên cầu trông như lối đi rẽ sóng bước vào đại dương bao la.Hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn – giám tuyển dự án cải tạo cầu đi bộ Trần Nhật Duật chia sẻ: "Với chủ đề “nước”, nhóm chúng tôi sẽ biến cây cầu đi bộ thành 1 tác phẩm sắp đặt ánh sáng, giống như 1 đường "hầm thủy cung" với các loài cá đại dương đang bơi lội phía trên vòm cầu."Kết hợp với sự sắp đặt ánh sáng, cây cầu về đêm khi được lên đèn mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo.Rất nhiều người đi qua cây cầu đều không thể cưỡng lại được mà phải dừng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cầu, trong đó có cả những du khách nước ngoài.Rất nhiều người đã tranh thủ check-in với đường "hầm thủy cung" trên cạn.Cùng với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân và khu phố cổ với địa điểm 22 Hàng Buồm, 3 địa điểm không gian nghệ thuật sẽ kết nối với nhau tạo thành 1 tour nghệ thuật hấp dẫn thu hút khách thăm quan du lịch, làm tiền đề để những dự án tương tự được phát triển trong tương lai.
Sau khoảng 10 năm đi vào sử dụng, cây vượt cho người đi bộ qua đê hữu Hồng - đường Trần Nhật Duật đã “xuống sắc”, để lộ những dấu vết thời gian.
Cây cầu nằm ở khu vực tập trung nhiều khu dân cư, cơ quan, trường học, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn. Xây dựng và hoàn thiện từ năm 2014, cầu được thiết kế bằng thép và bê tông cốt thép chiều dài 44,6m, gồm 2 nhịp dầm, chiều rộng cầu 3m, tĩnh không tối thiểu 4,75m. Cầu xây dựng trên 4 mố trụ chính và 1 trụ cầu thang.
Việc tô điểm lại cây cầu 10 năm tuổi được UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) khởi xướng, kết hợp với 1 nhóm họa sĩ từng tham gia nhiều dự án nghệ thuật công trình công cộng trên phố Phúc Tân và phố Phùng Hưng.
Các họa sĩ đã làm cây cầu trở nên khác biệt khi tô điểm cho cây cầu bằng những đồ trang trí mang hình thù các loài động vật nơi đại dương mênh mông như cá, mực, sứa...
Điều đặc biệt, những đồ trang trí nói trên được làm từ chai nhựa tái chế do học sinh các trường tiểu học trên địa bàn quận tham gia thu gom tạo nên tác phẩm.
Một chú cá rất cầu kì được tạo nên từ bàn tay khéo léo của các họa sĩ.
Ngay cả bậc thang bước lên cầu cũng được vẽ lại, con đường dẫn lên cầu trông như lối đi rẽ sóng bước vào đại dương bao la.
Hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn – giám tuyển dự án cải tạo cầu đi bộ Trần Nhật Duật chia sẻ: "Với chủ đề “nước”, nhóm chúng tôi sẽ biến cây cầu đi bộ thành 1 tác phẩm sắp đặt ánh sáng, giống như 1 đường "hầm thủy cung" với các loài cá đại dương đang bơi lội phía trên vòm cầu."
Kết hợp với sự sắp đặt ánh sáng, cây cầu về đêm khi được lên đèn mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo.
Rất nhiều người đi qua cây cầu đều không thể cưỡng lại được mà phải dừng để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cây cầu, trong đó có cả những du khách nước ngoài.
Rất nhiều người đã tranh thủ check-in với đường "hầm thủy cung" trên cạn.
Cùng với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân và khu phố cổ với địa điểm 22 Hàng Buồm, 3 địa điểm không gian nghệ thuật sẽ kết nối với nhau tạo thành 1 tour nghệ thuật hấp dẫn thu hút khách thăm quan du lịch, làm tiền đề để những dự án tương tự được phát triển trong tương lai.