Thời gian qua, người dân sống tại hẻm 2015 Trần Văn Đang (phường 11, quận 3, TP.HCM) bức xúc phản ánh tình trạng các cụm dây điện, cáp viễn thông sà xuống thấp đã tồn tại nhiều năm nay.Được biết, trước đây, những bó dây này cao hơn 2m, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây đã sà xuống đến sát mặt đường, có đoạn còn chắn ngang lối ra vào của các ngôi nhà và con ngõ gần đó.Theo quán sát, những bó dây điện, cáp viễn thông kéo dài suốt con hẻm, tuy nhiên khoảng chục mét đầu hẻm (đoạn giao với đường Hoàng Sa) thòng xuống cực thấp, thậm chí chỉ ngang đến bụng. Những búi dây điện như thòng lọng treo lơ lửng trên đầu dân, gây vướng víu và nguy hiểm cho người sống xung quanh.Người dân cho biết đã nhiều lần kiến nghị bên điện lực nhưng chưa thấy ai xuống ghi nhận để cải thiện tình hình. Đến nay, những bó điện này ngày càng sà xuống thấp, tăng tình trạng đáng báo động về nguy cơ thiếu an toàn. Bà Nguyễn Thị Hoa (64 tuổi) cho biết: "Nhà tôi ngay cái ngõ sau búi dây điện đó, mỗi lần ra vào phải khom người lại để tránh, rồi mỗi khi mưa gió cũng không dám ra ngoài vì sợ sấm sét hay chập điện".Đặc biệt, những dây điện, cáp viễn thông này nhiều đoạn còn cũ kỹ, bị hở mạch, trong khi xung quanh là nhà dân có hệ thống cửa cổng bằng sắt nên càng nguy hiểm, nhất là vào giai đoạn thời tiết có nhiều diễn biến thất thường như hiện nay. "Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với bên điện lực và viễn thông nhưng chưa thấy khắc phục gì, chắc chờ đến khi có chuyện gì xảy ra họ mới quan tâm quá", bà Hoa bức xúc nói thêm.Trong khi nghành điện lực và các cơ quan chức năng gần như làm ngơ thì hằng ngày, người dân hẻm 205 Trần Văn Đang vẫn sống cảnh thấp thỏm, lo âu ngay tại ngôi nhà của mình. Đã đến lúc chính quyền địa phương và ngành điện lực cần khắc phục, nâng cấp đường dây điện và dây cáp viễn thông đang treo lơ lửng, ẩn chứa những tai họa rình rập trên đầu người dân.Nhiều người không dám ra khỏi nhà vào lúc trời mưa gió vì sợ nguy hiểm do có đoạn dây đã cũ, hở mạch điện.Phản ánh nhiều lần nhưng không được giải quyết, họ đành phải chấp nhận mưu sinh ngay dưới chân "tử thần".
Thời gian qua, người dân sống tại hẻm 2015 Trần Văn Đang (phường 11, quận 3, TP.HCM) bức xúc phản ánh tình trạng các cụm dây điện, cáp viễn thông sà xuống thấp đã tồn tại nhiều năm nay.
Được biết, trước đây, những bó dây này cao hơn 2m, nhưng khoảng 1 năm trở lại đây đã sà xuống đến sát mặt đường, có đoạn còn chắn ngang lối ra vào của các ngôi nhà và con ngõ gần đó.
Theo quán sát, những bó dây điện, cáp viễn thông kéo dài suốt con hẻm, tuy nhiên khoảng chục mét đầu hẻm (đoạn giao với đường Hoàng Sa) thòng xuống cực thấp, thậm chí chỉ ngang đến bụng. Những búi dây điện như thòng lọng treo lơ lửng trên đầu dân, gây vướng víu và nguy hiểm cho người sống xung quanh.
Người dân cho biết đã nhiều lần kiến nghị bên điện lực nhưng chưa thấy ai xuống ghi nhận để cải thiện tình hình. Đến nay, những bó điện này ngày càng sà xuống thấp, tăng tình trạng đáng báo động về nguy cơ thiếu an toàn. Bà Nguyễn Thị Hoa (64 tuổi) cho biết: "Nhà tôi ngay cái ngõ sau búi dây điện đó, mỗi lần ra vào phải khom người lại để tránh, rồi mỗi khi mưa gió cũng không dám ra ngoài vì sợ sấm sét hay chập điện".
Đặc biệt, những dây điện, cáp viễn thông này nhiều đoạn còn cũ kỹ, bị hở mạch, trong khi xung quanh là nhà dân có hệ thống cửa cổng bằng sắt nên càng nguy hiểm, nhất là vào giai đoạn thời tiết có nhiều diễn biến thất thường như hiện nay. "Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị với bên điện lực và viễn thông nhưng chưa thấy khắc phục gì, chắc chờ đến khi có chuyện gì xảy ra họ mới quan tâm quá", bà Hoa bức xúc nói thêm.
Trong khi nghành điện lực và các cơ quan chức năng gần như làm ngơ thì hằng ngày, người dân hẻm 205 Trần Văn Đang vẫn sống cảnh thấp thỏm, lo âu ngay tại ngôi nhà của mình. Đã đến lúc chính quyền địa phương và ngành điện lực cần khắc phục, nâng cấp đường dây điện và dây cáp viễn thông đang treo lơ lửng, ẩn chứa những tai họa rình rập trên đầu người dân.
Nhiều người không dám ra khỏi nhà vào lúc trời mưa gió vì sợ nguy hiểm do có đoạn dây đã cũ, hở mạch điện.
Phản ánh nhiều lần nhưng không được giải quyết, họ đành phải chấp nhận mưu sinh ngay dưới chân "tử thần".