Chưa kịp mừng vui vì sở hữu tàu vỏ thép đóng mới công suất lớn trị giá hàng chục tỷ đồng theo Nghị định 67 của Chính phủ, ngư dân Bình Định mới đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã liên tục gặp sự cố phải đưa về nằm bờ ở cảng Đề Gi (huyện Phù Cát).Ông Lê Văn Thãi (ngụ huyện Phù Cát), chủ tàu BĐ 99016-TS (Lê Gia 01) than vãn gia đình bán tàu vỏ gỗ, vay mượn thêm ngân hàng hơn 17,7 tỷ đồng hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Nam Triệu (Hải Phòng) đóng mới tàu vỏ thép trị giá gần 19 tỷ đồng.Tháng 9/2016, Công ty này bàn giao tàu vỏ thép cho gia đình ông Thãi đưa về sử dụng đánh bắt thủy sản. "Từ ngày nhận tàu về, tôi cùng anh em ngư dân ra biển đánh bắt thủy sản liên tục gặp sự cố, lỗ hơn 400 triệu đồng. Tàu liên tục sự cố nào là hầm đá bị hở, hư máy đèn đến hệ thống bơm nước trục trặc rồi máy chính cũng hỏng phải đưa về nằm bờ. Tàu nằm bờ, vốn vay ngân hàng phát sinh lãi lớn, nợ nần chồng chất khiến vợ chồng tôi điêu đứng, mất ăn mất ngủ", chủ tàu Lê Gia 01 bức xúc nói.Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lý (ngụ xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ), chủ tàu vỏ thép BĐ 99004-TS cũng đang "ngồi trên đống lửa" vì con tàu trị giá gần 16 tỷ đồng mới nhận bàn giao từ Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cuối 2016 nhưng đến nay đã gỉ sắt, xuống cấp.Nhiều tàu vỏ thép mới đưa vào sử dụng đã gỉ sắt, xuống cấp nghiêm trọng. "Tàu đưa về đánh bắt thủy sản được năm chuyến biển, trong đó ba chuyến hòa vốn còn hai chuyến lỗ nặng vì tàu gặp sự cố chân vịt cứ hút quấn lưới vào nên không thể hành nghề được", ông Lý buồn bã phân trần.Sàn tàu và các nắp hầm tàu cá bị gỉ sắt, xuống cấp. Hai tuần trước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định tổ chức đối thoại giữa các chủ tàu với các Công ty đóng tàu và đơn vị đăng kiểm. "Tại cuộc họp này, họ đã thừa nhận, vỏ tàu của tôi đóng bằng sắt, thép Trung Quốc chứ không phải Hàn Quốc hay Nhật Bản theo hợp đồng thiết kế. Còn đơn vị đóng tàu thì giải thích, tàu của tôi bị gỉ sắt là do nước biển làm oxy hóa khó thể chấp nhận được", ông Lý nói.Hầu hết các khung cửa kính của tàu vỏ thép ông Lý bị gỉ sắt, hỏng nặng.Báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Bình Định khẳng định, đối với những con tàu vỏ thép đóng mới ở Công ty TNHH Đại Nguyên Dương thì cả 5 tàu đều bị gỉ sắt nặng ở phần vỏ, hệ thống đường van, ống trên tàu, hầm bảo quản thoát nước gây hỏng sản phẩm. Công ty này đã tự ý thay đổi vật liệu đóng vỏ tàu từ thép Hàn Quốc/Nhật Bản sang thép Trung Quốc.Hầu hết chủ tàu vỏ thép đóng mới ở Bình Định đều vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo Nghị định 67 của Chính phủ. Theo báo cáo của tỉnh Bình Định, đối với những tàu vỏ thép đóng mới ở Công ty TNHH Một thành viên Nam Triệu thì có 10 tàu trục trặc, hư hỏng chủ yếu máy thủy chính, máy phát điện và hầm bảo quản không đảm bảo yêu cầu giữ nhiệt, ván gỗ vách hầm bị mục.Theo các chủ tàu, đơn vị đóng tàu đã lắp hộp số không đúng thiết kế khiến phương tiện ra biển liên tục bị hỏng máy.Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm việc với hai đơn vị đóng tàu vỏ thép là Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cùng cơ quan chức năng truy tìm nguyên nhân ban đầu về tình trạng hỏng hóc, trên cơ sở đó có giải pháp khắc phục sớm nhất.Trong khi chờ cơ quan chức năng can thiệp, nhiều ngư dân Bình Định có tàu vỏ thép nằm bờ lâm cảnh điêu đứng đối mặt với áp lực trả nợ vay ngân hàng mỗi quý lên đến hàng trăm triệu đồng.
Chưa kịp mừng vui vì sở hữu tàu vỏ thép đóng mới công suất lớn trị giá hàng chục tỷ đồng theo Nghị định 67 của Chính phủ, ngư dân Bình Định mới đưa vào sử dụng thời gian ngắn đã liên tục gặp sự cố phải đưa về nằm bờ ở cảng Đề Gi (huyện Phù Cát).
Ông Lê Văn Thãi (ngụ huyện Phù Cát), chủ tàu BĐ 99016-TS (Lê Gia 01) than vãn gia đình bán tàu vỏ gỗ, vay mượn thêm ngân hàng hơn 17,7 tỷ đồng hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Nam Triệu (Hải Phòng) đóng mới tàu vỏ thép trị giá gần 19 tỷ đồng.
Tháng 9/2016, Công ty này bàn giao tàu vỏ thép cho gia đình ông Thãi đưa về sử dụng đánh bắt thủy sản. "Từ ngày nhận tàu về, tôi cùng anh em ngư dân ra biển đánh bắt thủy sản liên tục gặp sự cố, lỗ hơn 400 triệu đồng. Tàu liên tục sự cố nào là hầm đá bị hở, hư máy đèn đến hệ thống bơm nước trục trặc rồi máy chính cũng hỏng phải đưa về nằm bờ. Tàu nằm bờ, vốn vay ngân hàng phát sinh lãi lớn, nợ nần chồng chất khiến vợ chồng tôi điêu đứng, mất ăn mất ngủ", chủ tàu Lê Gia 01 bức xúc nói.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lý (ngụ xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ), chủ tàu vỏ thép BĐ 99004-TS cũng đang "ngồi trên đống lửa" vì con tàu trị giá gần 16 tỷ đồng mới nhận bàn giao từ Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cuối 2016 nhưng đến nay đã gỉ sắt, xuống cấp.
Nhiều tàu vỏ thép mới đưa vào sử dụng đã gỉ sắt, xuống cấp nghiêm trọng. "Tàu đưa về đánh bắt thủy sản được năm chuyến biển, trong đó ba chuyến hòa vốn còn hai chuyến lỗ nặng vì tàu gặp sự cố chân vịt cứ hút quấn lưới vào nên không thể hành nghề được", ông Lý buồn bã phân trần.
Sàn tàu và các nắp hầm tàu cá bị gỉ sắt, xuống cấp. Hai tuần trước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định tổ chức đối thoại giữa các chủ tàu với các Công ty đóng tàu và đơn vị đăng kiểm. "Tại cuộc họp này, họ đã thừa nhận, vỏ tàu của tôi đóng bằng sắt, thép Trung Quốc chứ không phải Hàn Quốc hay Nhật Bản theo hợp đồng thiết kế. Còn đơn vị đóng tàu thì giải thích, tàu của tôi bị gỉ sắt là do nước biển làm oxy hóa khó thể chấp nhận được", ông Lý nói.
Hầu hết các khung cửa kính của tàu vỏ thép ông Lý bị gỉ sắt, hỏng nặng.
Báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Bình Định khẳng định, đối với những con tàu vỏ thép đóng mới ở Công ty TNHH Đại Nguyên Dương thì cả 5 tàu đều bị gỉ sắt nặng ở phần vỏ, hệ thống đường van, ống trên tàu, hầm bảo quản thoát nước gây hỏng sản phẩm. Công ty này đã tự ý thay đổi vật liệu đóng vỏ tàu từ thép Hàn Quốc/Nhật Bản sang thép Trung Quốc.
Hầu hết chủ tàu vỏ thép đóng mới ở Bình Định đều vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo Nghị định 67 của Chính phủ. Theo báo cáo của tỉnh Bình Định, đối với những tàu vỏ thép đóng mới ở Công ty TNHH Một thành viên Nam Triệu thì có 10 tàu trục trặc, hư hỏng chủ yếu máy thủy chính, máy phát điện và hầm bảo quản không đảm bảo yêu cầu giữ nhiệt, ván gỗ vách hầm bị mục.
Theo các chủ tàu, đơn vị đóng tàu đã lắp hộp số không đúng thiết kế khiến phương tiện ra biển liên tục bị hỏng máy.
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm việc với hai đơn vị đóng tàu vỏ thép là Công ty TNHH MTV Nam Triệu, Công ty TNHH Đại Nguyên Dương cùng cơ quan chức năng truy tìm nguyên nhân ban đầu về tình trạng hỏng hóc, trên cơ sở đó có giải pháp khắc phục sớm nhất.
Trong khi chờ cơ quan chức năng can thiệp, nhiều ngư dân Bình Định có tàu vỏ thép nằm bờ lâm cảnh điêu đứng đối mặt với áp lực trả nợ vay ngân hàng mỗi quý lên đến hàng trăm triệu đồng.