Trong ánh nắng ấm áp đầu năm Bính Thân 2016, đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm của thủ đô Hà Nội thu hút một lượng khách lớn đến du xuân.Từ sáng Mùng 1 Tết, biển người đã đổ về khiến lối vào đền chật cứng.Dòng người chen chân trên cầu Thê Húc, lối vào độc đạo của đền Ngọc Sơn.Cảnh tượng này chỉ xuất hiện trong những ngày Tết, khi đền mở cửa miễn phí để phục vụ nhu cầu tâm linh của khách thập phương. Vào ngày thường, vé vào cổng là 30.000 đồng cho người lớn.Mất khá nhiều thời gian để nhích từng bước một trên cầu Thê Húc, du khách mới tới được Đắc Nguyệt Lâu - cổng trong của đền.Khi đi qua cổng, du khách sẽ được "phân làn" đi về bên phải, trong khi phía bên kia dành cho những người đi ra.Du khách cầu nguyện phía trước chính điện của đền.Các ban thờ bên trong đền chật cứng người đến lễ.Các công trình hiện tại của Đền Ngọc Sơn định hình từ thế kỷ 19. Đền là nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân, ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.Bên trái của chính điện đền Ngọc Sơn là gian bảo quản di thể của một cụ rùa Hồ Gươm. Đây là điểm thăm viếng không thể bỏ qua của du khách khi vào đền.Cụ rùa Hồ Gươm này bị chết năm 1967 và được bảo quản trong đền từ thời điểm đó đến nay. Nhiều người tin rằng loài rùa khổng lồ trong hồ Gươm có mối liên hệ mật thiết với truyền thuyết nổi tiếng về Rùa Thần trả gươm của hồ.Vào chiều 19/1/2016, cá thể Rùa Hồ Gươm cuối cùng ở nơi đây đã qua đời, để lại nhiều thương tiếc trong lòng người Hà Nội...Bên cạnh hộp kính bảo quản cụ Rùa ở đền Ngọc Sơn, một "cụ mèo hồ Gươm" thảnh thơi tắm nắng xuân khiến nhiều du khách thích thú.
Trong ánh nắng ấm áp đầu năm Bính Thân 2016, đền Ngọc Sơn ở hồ Hoàn Kiếm của thủ đô Hà Nội thu hút một lượng khách lớn đến du xuân.
Từ sáng Mùng 1 Tết, biển người đã đổ về khiến lối vào đền chật cứng.
Dòng người chen chân trên cầu Thê Húc, lối vào độc đạo của đền Ngọc Sơn.
Cảnh tượng này chỉ xuất hiện trong những ngày Tết, khi đền mở cửa miễn phí để phục vụ nhu cầu tâm linh của khách thập phương. Vào ngày thường, vé vào cổng là 30.000 đồng cho người lớn.
Mất khá nhiều thời gian để nhích từng bước một trên cầu Thê Húc, du khách mới tới được Đắc Nguyệt Lâu - cổng trong của đền.
Khi đi qua cổng, du khách sẽ được "phân làn" đi về bên phải, trong khi phía bên kia dành cho những người đi ra.
Du khách cầu nguyện phía trước chính điện của đền.
Các ban thờ bên trong đền chật cứng người đến lễ.
Các công trình hiện tại của Đền Ngọc Sơn định hình từ thế kỷ 19. Đền là nơi thờ thần Văn Xương Đế Quân, ngôi sao chủ việc văn chương khoa cử và thờ Trần Hưng Đạo, vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13.
Bên trái của chính điện đền Ngọc Sơn là gian bảo quản di thể của một cụ rùa Hồ Gươm. Đây là điểm thăm viếng không thể bỏ qua của du khách khi vào đền.
Cụ rùa Hồ Gươm này bị chết năm 1967 và được bảo quản trong đền từ thời điểm đó đến nay. Nhiều người tin rằng loài rùa khổng lồ trong hồ Gươm có mối liên hệ mật thiết với truyền thuyết nổi tiếng về Rùa Thần trả gươm của hồ.
Vào chiều 19/1/2016, cá thể Rùa Hồ Gươm cuối cùng ở nơi đây đã qua đời, để lại nhiều thương tiếc trong lòng người Hà Nội...
Bên cạnh hộp kính bảo quản cụ Rùa ở đền Ngọc Sơn, một "cụ mèo hồ Gươm" thảnh thơi tắm nắng xuân khiến nhiều du khách thích thú.