Được trang bị ít kiến thức về chăm sóc sức khỏe, người dân nơi đây hầu như không có bất cứ hành động nào ngoài lo lắng và chứng kiến sự ra đi lần lượt của người thân, hàng xóm. Nỗ lực ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Ebola tại Liberia càng khó khăn hơn khi cuộc sống người dân vẫn luẩn quẩn trong vòng đói nghèo - dư âm chưa dứt từ cuộc nội chiến diễn ra trước đó. Hơn nửa lượng người nhiễm vi rút Ebola tại Liberia đã tử vong. Đáng lưu ý, một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là công tác phòng bệnh yếu kém ở những khu ổ chuột ẩm ướt, lụp xụp vốn được xem là “thiên đường” cho vi rút gây bệnh sinh sôi.
Bác sĩ Bruce Aylward, trợ lý giám đốc WHO cho biết: Các nhân viên y tế đang nỗ lực điều trị bệnh nhân Ebola dù hệ thống y tế nước này còn thiếu thốn quá nhiều.
Ông nói: Sẽ là đơn giản song cũng phi nhân đạo nhất nếu chúng ta cô lập toàn bộ người dân vùng dịch. Hiện ưu tiên hàng đầu của nỗ lực khống chế Ebola là phân phát thiết bị bảo hộ cho các gia đình cũng như mở thêm phòng khám để chăm sóc sức khỏe người dân. Các nhân viên y tế được đánh giá là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Hiện gần 100 trường hợp nhân viên y tế tử vong vì bệnh được ghi nhận tại Liberia. Bất chấp nguy hiểm, họ vẫn sẵn sàng hỗ trợ người bệnh.
Tuy nhiên, một trong những lý do Ebola chưa có dấu hiệu tạm lắng chính là việc người dân thiếu thông tin về căn bệnh cũng như cách thức phòng ngừa. Ước tính, toàn bộ dân số Liberia chỉ khoảng 20% có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Cuộc sống người dân nơi đây vô cùng thiếu thốn khiến họ bận mưu sinh hơn là trau dồi, học ngoại ngữ để thu thập thông tin.
Thậm chí, không ít người còn nghi ngờ chính các nhân viên y tế đã lây lan mầm bệnh. Những thông tin căn bản về căn bệnh khó có thể đến được với họ. Ngôn ngữ bất đồng khiến người dân cho rằng các tuyên truyền viên đang nói chuyện xa lạ chứ không tin hiểm họa sức khỏe là có thật và đang cận kề. Bên cạnh thành tích đạt được trong khi hướng dẫn người dân tìm hiểu về Ebola, ước tính vẫn còn khoảng 40% người dân khu ổ chuột phủ nhận nguy cơ của Ebola và sự cần thiết của các biện pháp y tế để phòng tránh dịch. Hiện Liberia, Sierra Leone và Guinea là ba quốc gia chịu sức tàn phá của Ebola nặng nề nhất. Dự đoán đến đầu tháng 12, bệnh nhân tử vong có thể tăng lên mức 5.000-10.000 người.
Được trang bị ít kiến thức về chăm sóc sức khỏe, người dân nơi đây hầu như không có bất cứ hành động nào ngoài lo lắng và chứng kiến sự ra đi lần lượt của người thân, hàng xóm. Nỗ lực ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh Ebola tại Liberia càng khó khăn hơn khi cuộc sống người dân vẫn luẩn quẩn trong vòng đói nghèo - dư âm chưa dứt từ cuộc nội chiến diễn ra trước đó.
Hơn nửa lượng người nhiễm vi rút Ebola tại Liberia đã tử vong. Đáng lưu ý, một trong những nguyên nhân chính của tình trạng này là công tác phòng bệnh yếu kém ở những khu ổ chuột ẩm ướt, lụp xụp vốn được xem là “thiên đường” cho vi rút gây bệnh sinh sôi.
Bác sĩ Bruce Aylward, trợ lý giám đốc WHO cho biết: Các nhân viên y tế đang nỗ lực điều trị bệnh nhân Ebola dù hệ thống y tế nước này còn thiếu thốn quá nhiều.
Ông nói: Sẽ là đơn giản song cũng phi nhân đạo nhất nếu chúng ta cô lập toàn bộ người dân vùng dịch. Hiện ưu tiên hàng đầu của nỗ lực khống chế Ebola là phân phát thiết bị bảo hộ cho các gia đình cũng như mở thêm phòng khám để chăm sóc sức khỏe người dân.
Các nhân viên y tế được đánh giá là nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Hiện gần 100 trường hợp nhân viên y tế tử vong vì bệnh được ghi nhận tại Liberia. Bất chấp nguy hiểm, họ vẫn sẵn sàng hỗ trợ người bệnh.
Tuy nhiên, một trong những lý do Ebola chưa có dấu hiệu tạm lắng chính là việc người dân thiếu thông tin về căn bệnh cũng như cách thức phòng ngừa.
Ước tính, toàn bộ dân số Liberia chỉ khoảng 20% có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Cuộc sống người dân nơi đây vô cùng thiếu thốn khiến họ bận mưu sinh hơn là trau dồi, học ngoại ngữ để thu thập thông tin.
Thậm chí, không ít người còn nghi ngờ chính các nhân viên y tế đã lây lan mầm bệnh. Những thông tin căn bản về căn bệnh khó có thể đến được với họ. Ngôn ngữ bất đồng khiến người dân cho rằng các tuyên truyền viên đang nói chuyện xa lạ chứ không tin hiểm họa sức khỏe là có thật và đang cận kề.
Bên cạnh thành tích đạt được trong khi hướng dẫn người dân tìm hiểu về Ebola, ước tính vẫn còn khoảng 40% người dân khu ổ chuột phủ nhận nguy cơ của Ebola và sự cần thiết của các biện pháp y tế để phòng tránh dịch.
Hiện Liberia, Sierra Leone và Guinea là ba quốc gia chịu sức tàn phá của Ebola nặng nề nhất. Dự đoán đến đầu tháng 12, bệnh nhân tử vong có thể tăng lên mức 5.000-10.000 người.