Trứng gà giả. Nguyên liệu làm lòng trắng là muối axit hữu cơ, phèn chua, keo có nguồn gốc động vật. Một ít phẩm màu vàng chanh vào lòng trắng được lòng đỏ. Sau đó, người ta dùng khuôn hình bầu dục để tạo hình lòng trắng và khuôn hình tròn để nắn lòng đỏ. Khâu cuối cùng là tạo vỏ trứng.Vỏ trứng được làm từ thạch cao và sáp paraphin trộn đều, nung ở 50OC. Môi trường chân không sẽ giúp hàn kín quả trứng giả và chỉ có những người tinh mắt lắm mới có thể phát hiện được. Thịt cừu giả từ thịt chuột. Hiện, người tiêu dùng Trung Quốc đang phẫn nộ trước vụ tai tiếng mới nhất gây xáo trộn cho nguồn cung cấp lương thực của cả nước, sau khi một nhóm tội phạm đã "hô biến" thịt chuột thành thịt cừu. Kẻ cầm đầu, có họ Wei, đã “tái chế” thịt chuột và các động vật khác bằng gelatin, nitrate và carmine (phẩm màu được sản xuất từ gián) rồi sau đó bán làm thịt cừu ở các chợ của nông dân ở tỉnh Giang Tô và Thượng Hải. Quả hồ đào giả nhân xi măng. Những tháng đầu năm 2013, dư luận Trung Quốc khá bức xúc khi mua nhầm quả óc chó có ruột là xi măng. Nhìn sơ bên ngoài những quả óc chó có trọng lượng và màu sắc khá bình thường. Nhưng khi bẻ ra, bên trong chứa toàn sỏi và bê tông, ruột thật đã bị lấy sạch đi. Gạo giả làm từ nhựa. Cuối năm năm 2010, truyền thông Singapore loan báo về một loại gạo “lạ” do một số công ty của Trung Quốc sản xuất. Loại gạo này trông không khác gì gạo thường nhưng có giá rẻ hơn, khi nấu lên nó vẫn khá cứng và dai. Các chuyên gia cảnh báo, ăn 3 chén cơm gạo nhựa giống như nuốt một túi ni lông vào bụng. Mật ong giả làm từ bột nhôm. Mật ong giả được làm từ nước đường, phèn và chất tạo màu. Các cơ quan chức năng cho biết, mật ong giả không chứa bất kỳ thành phần nào của mật ong thật, ngoài ra mỗi kg mật ong giả còn có hơn 187mg nhôm. Mật ong giả sẽ gây tác hại rất lớn đến hệ thần kinh của người dùng, làm giảm trí nhớ ở người già và làm trẻ nhỏ kém phát triển. Mật ong giả khá nặng mùi hoá chất, không mang mùi thơm dịu nhẹ như mật ong thiên nhiên. Thịt bò giả. Những chất phụ gia có khả năng “hô biến” thịt heo, thịt gà thành thịt bò được bày bán phổ biến tại Trung Quốc. Theo hướng dẫn chi tiết, người dùng chỉ cần dùng 2-3g chất phụ gia ngâm 1g thịt heo trong khoảng 60 phút để tạo ra một miếng thịt bò. Nếu phân biệt bằng mắt thường người mua khó xác định được đâu là thịt bò thật và giả. Các bác sĩ cho biết, thành phần chất phụ gia này khá độc, nó sẽ gây ngộ độc chậm lên các bộ phận trong cơ thể người ăn, lâu dần sẽ dấn đến ung thư. Vây cá mập làm bằng cao su. Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh sử dụng vây cá mập giả để chế biến đồ ăn. Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone. Nhân bánh bao giả từ bìa cát tông. Với việc nguyên liệu thịt nguyên chất phải nhập về với giá thành không rẻ chút nào, các xưởng sản xuất bánh bao ở Trung Quốc đã không ngần ngại nghĩ tới việc thay thế thịt bằng “bìa các tông”. Bằng việc ngâm qua một lượt với xút ăn da, băm nhỏ ra và tẩm ướp các loại gia vị cùng với hương liệu thịt, các “tấm bìa các tông” đã thay thế thịt lợn một cách hoàn hảo đến bất ngờ. Tai lợn làm bằng nhựa. Tai lợn này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách. Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai lợn giả. Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai lợn giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai lợn thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay. Rượu giả. Việc cho ra đời những loại rượu giả cao cấp từ lâu đã không còn là một điều gì đó quá khó khăn ở Trung Quốc. Nhờ sự gia tăng về số lượng các loại rượu vang nhập khẩu vào thị trường địa phương mà các cơ sở sản xuất rượu tại đây đã bắt đầu cho ra lò một loạt các loại rượu với bao bì tương ứng với loại rượu “chính hãng”. Đối tượng thường hay mua nhầm các loại rượu này thường là những người ít có kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại rượu thông dụng.
Trứng gà giả. Nguyên liệu làm lòng trắng là muối axit hữu cơ, phèn chua, keo có nguồn gốc động vật. Một ít phẩm màu vàng chanh vào lòng trắng được lòng đỏ. Sau đó, người ta dùng khuôn hình bầu dục để tạo hình lòng trắng và khuôn hình tròn để nắn lòng đỏ. Khâu cuối cùng là tạo vỏ trứng.Vỏ trứng được làm từ thạch cao và sáp paraphin trộn đều, nung ở 50OC. Môi trường chân không sẽ giúp hàn kín quả trứng giả và chỉ có những người tinh mắt lắm mới có thể phát hiện được.
Thịt cừu giả từ thịt chuột. Hiện, người tiêu dùng Trung Quốc đang phẫn nộ trước vụ tai tiếng mới nhất gây xáo trộn cho nguồn cung cấp lương thực của cả nước, sau khi một nhóm tội phạm đã "hô biến" thịt chuột thành thịt cừu. Kẻ cầm đầu, có họ Wei, đã “tái chế” thịt chuột và các động vật khác bằng gelatin, nitrate và carmine (phẩm màu được sản xuất từ gián) rồi sau đó bán làm thịt cừu ở các chợ của nông dân ở tỉnh Giang Tô và Thượng Hải.
Quả hồ đào giả nhân xi măng. Những tháng đầu năm 2013, dư luận Trung Quốc khá bức xúc khi mua nhầm quả óc chó có ruột là xi măng. Nhìn sơ bên ngoài những quả óc chó có trọng lượng và màu sắc khá bình thường. Nhưng khi bẻ ra, bên trong chứa toàn sỏi và bê tông, ruột thật đã bị lấy sạch đi.
Gạo giả làm từ nhựa. Cuối năm năm 2010, truyền thông Singapore loan báo về một loại gạo “lạ” do một số công ty của Trung Quốc sản xuất. Loại gạo này trông không khác gì gạo thường nhưng có giá rẻ hơn, khi nấu lên nó vẫn khá cứng và dai. Các chuyên gia cảnh báo, ăn 3 chén cơm gạo nhựa giống như nuốt một túi ni lông vào bụng.
Mật ong giả làm từ bột nhôm. Mật ong giả được làm từ nước đường, phèn và chất tạo màu. Các cơ quan chức năng cho biết, mật ong giả không chứa bất kỳ thành phần nào của mật ong thật, ngoài ra mỗi kg mật ong giả còn có hơn 187mg nhôm. Mật ong giả sẽ gây tác hại rất lớn đến hệ thần kinh của người dùng, làm giảm trí nhớ ở người già và làm trẻ nhỏ kém phát triển. Mật ong giả khá nặng mùi hoá chất, không mang mùi thơm dịu nhẹ như mật ong thiên nhiên.
Thịt bò giả. Những chất phụ gia có khả năng “hô biến” thịt heo, thịt gà thành thịt bò được bày bán phổ biến tại Trung Quốc. Theo hướng dẫn chi tiết, người dùng chỉ cần dùng 2-3g chất phụ gia ngâm 1g thịt heo trong khoảng 60 phút để tạo ra một miếng thịt bò. Nếu phân biệt bằng mắt thường người mua khó xác định được đâu là thịt bò thật và giả. Các bác sĩ cho biết, thành phần chất phụ gia này khá độc, nó sẽ gây ngộ độc chậm lên các bộ phận trong cơ thể người ăn, lâu dần sẽ dấn đến ung thư.
Vây cá mập làm bằng cao su. Đầu năm 2013, một đoạn video phát sóng trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc khiến nhiều người không khỏi sốc, khi một số nhà hàng ở Bắc Kinh, Trịnh Châu và Nam Kinh sử dụng vây cá mập giả để chế biến đồ ăn. Các chất làm vây cá mập giả khi nấu ở nhiệt độ hơn 100 độ C sẽ phân hủy thành các chất axit kết hợp chất béo tạo thành trichloroacetone.
Nhân bánh bao giả từ bìa cát tông. Với việc nguyên liệu thịt nguyên chất phải nhập về với giá thành không rẻ chút nào, các xưởng sản xuất bánh bao ở Trung Quốc đã không ngần ngại nghĩ tới việc thay thế thịt bằng “bìa các tông”. Bằng việc ngâm qua một lượt với xút ăn da, băm nhỏ ra và tẩm ướp các loại gia vị cùng với hương liệu thịt, các “tấm bìa các tông” đã thay thế thịt lợn một cách hoàn hảo đến bất ngờ.
Tai lợn làm bằng nhựa. Tai lợn này không bình thường, nó không chỉ có mùi hóa học khó ngửi mà còn vừa xé đã rách. Sau đó cơ quan chức năng đã vào cuộc và phát hiện một khu chuyên chế biến tai lợn giả. Nhân viên điều tra cho biết, bì của số tai lợn giả không có tổ chức huyết quản và sụn, mùi của nó rất khó ngửi, có thể dùng vật cứng đâm thủng, không có độ dai như tai lợn thật, thậm chí dễ dàng xé rách chúng bằng tay.
Rượu giả. Việc cho ra đời những loại rượu giả cao cấp từ lâu đã không còn là một điều gì đó quá khó khăn ở Trung Quốc. Nhờ sự gia tăng về số lượng các loại rượu vang nhập khẩu vào thị trường địa phương mà các cơ sở sản xuất rượu tại đây đã bắt đầu cho ra lò một loạt các loại rượu với bao bì tương ứng với loại rượu “chính hãng”. Đối tượng thường hay mua nhầm các loại rượu này thường là những người ít có kinh nghiệm trong việc phân biệt các loại rượu thông dụng.