Nho Trung Quốc: Hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần. Táo Trung Quốc: Nhiễm độc. Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn. Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam hoang mang. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Lê Trung Quốc: có chất gây vô sinh. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan. Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.Gừng Trung Quốc nhiễm độc. Một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) phát sóng tháng 5/2013 phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần để bảo quản gừng. Aldicarb là một trong những loại thuốc trừ sâu cực độc chỉ được sử dụng cho 5 loại cây ở Trung Quốc là cây bông vải, thuốc lá, hoa hồng, đậu phộng và khoai tây với điều kiện phải được sự cho phép và kiểm soát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp. Chất độc aldicarb có thể gây tổn thương hệ hô hấp, mờ mắt, đau đầu, nôn mửa và run rẩy ở người. Chỉ cần 50mg aldicarb có thể giết một người có cân nặng 50kg. Sữa nhiễm Melamine. Năm 2008, có 6 em nhỏ thiệt mạng, 300.000 em khác ngã bệnh sau khi uống sữacông thức nhiễm hóa chất công nghiệp melamine. Vụbê bối, bị ỉm đi vài tháng để tránh gây ratình trạng lúng túng trong kỳ Thế Vận Hội,đã gây bất bình lớn ở Trung Quốc và làm mấtlòng tin của công chúng vào chính phủ và khả năng quảnlý ngành thực phẩm ở nước này. Melamine là hợp chất được dùng để làm nhựa, phân bón và bê tông. Khi cho vào thực phẩm, nó sẽ làm tăng lượng đạm trên máy đo, nhưng gây ra sỏi thận và suy thận, ung thư, thậm chí tử vong. Đậu đũa thấm đẫm thuốc trừ sâu. Hơn 3,5 tấn đậu đũa thấm đẫm loại thuốc trừ sâu bị cấm làisocarbophos đã bị nhà chức trách Trung Quốc tiêu hủysau khi phát hiện nó đang được bán tại thành phố Vũ Hán hồi tháng 3/2010. Gạo nhiễm Cadmium. Các nghiên cứu công bố hồi tháng 2 cho thấy, 10% số gạo bán ở Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng, gồm cả cadmium. Dữ liệu do trườngđại học nông nghiệp Nam Kinh tập hợp cho thấy,vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ởcác tỉnh phía nam, nơi 60% mẫu thử bị nhiễm kim loại nặng, cao gấp 5 lần giới hạn cho phép.Theo nhiều nghiên cứu, việc tiêu thụ quá nhiều cadmi có thể dẫn đến suy thận, suy hô hấp, bệnh về xương, trong đó có ung thư. Kim loại nặng này có thể vẫn còn trong cơ thể con người đến 30 năm. Mỳ ăn liền Trung Quốc nhiễm độc. Hiệp hội Bao bì Thực phẩm Quốc tế tháng 8/2012 cho biết, chất huỳnh quang ở một số bao bì mỳ ăn liền của Trung Quốc vượt quá tiêu chuẩn an toàn. Một số nhà sản xuất đã sử dụng những loại giấy không được phép dùng trong thực phẩm, thậm chí cả giấy bỏ đi để giảm thiểu chi phí. Do đó, các chất độc hại có thể nhiễm vào cơ thể con người qua đường miệng, da và các đường khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài. Cơ quan chức năng của Trung Quốc vừa phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô (còn gọi là ô mai) như: đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất độc hại. Theo các chuyên gia y tế, chất sodium cyclamate sẽ chuyển hóa thành chất cực độc có thể gây ung thư. Chất sulfur dioxide kết hợp với vitamin B1 lâu ngày sẽ gây thoái hóa não, gan, phổi... Các chất carmine, amaranth, saccharin cũng sẽ gây hại cho cơ thể con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép.
Nho Trung Quốc: Hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.
Táo Trung Quốc: Nhiễm độc. Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn. Tuy nhiên, vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam hoang mang. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen).
Lê Trung Quốc: có chất gây vô sinh. Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Endosulfan là hoá chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Gừng Trung Quốc nhiễm độc. Một báo cáo điều tra do Đài truyền hình Trung ương Trung quốc (CCTV) phát sóng tháng 5/2013 phát hiện các nông dân ở thành phố Duy Phường (tỉnh Sơn Đông) đã sử dụng thuốc trừ sâu aldicarb, vượt mức cho phép 3-6 lần để bảo quản gừng.
Aldicarb là một trong những loại thuốc trừ sâu cực độc chỉ được sử dụng cho 5 loại cây ở Trung Quốc là cây bông vải, thuốc lá, hoa hồng, đậu phộng và khoai tây với điều kiện phải được sự cho phép và kiểm soát nghiêm ngặt của Bộ Nông nghiệp. Chất độc aldicarb có thể gây tổn thương hệ hô hấp, mờ mắt, đau đầu, nôn mửa và run rẩy ở người. Chỉ cần 50mg aldicarb có thể giết một người có cân nặng 50kg.
Sữa nhiễm Melamine. Năm 2008, có 6 em nhỏ thiệt mạng, 300.000 em khác ngã bệnh sau khi uống sữacông thức nhiễm hóa chất công nghiệp melamine. Vụbê bối, bị ỉm đi vài tháng để tránh gây ratình trạng lúng túng trong kỳ Thế Vận Hội,đã gây bất bình lớn ở Trung Quốc và làm mấtlòng tin của công chúng vào chính phủ và khả năng quảnlý ngành thực phẩm ở nước này.
Melamine là hợp chất được dùng để làm nhựa, phân bón và bê tông. Khi cho vào thực phẩm, nó sẽ làm tăng lượng đạm trên máy đo, nhưng gây ra sỏi thận và suy thận, ung thư, thậm chí tử vong.
Đậu đũa thấm đẫm thuốc trừ sâu. Hơn 3,5 tấn đậu đũa thấm đẫm loại thuốc trừ sâu bị cấm làisocarbophos đã bị nhà chức trách Trung Quốc tiêu hủysau khi phát hiện nó đang được bán tại thành phố Vũ Hán hồi tháng 3/2010.
Gạo nhiễm Cadmium. Các nghiên cứu công bố hồi tháng 2 cho thấy, 10% số gạo bán ở Trung Quốc bị nhiễm kim loại nặng, gồm cả cadmium. Dữ liệu do trườngđại học nông nghiệp Nam Kinh tập hợp cho thấy,vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ởcác tỉnh phía nam, nơi 60% mẫu thử bị nhiễm kim loại nặng, cao gấp 5 lần giới hạn cho phép.
Theo nhiều nghiên cứu, việc tiêu thụ quá nhiều cadmi có thể dẫn đến suy thận, suy hô hấp, bệnh về xương, trong đó có ung thư. Kim loại nặng này có thể vẫn còn trong cơ thể con người đến 30 năm.
Mỳ ăn liền Trung Quốc nhiễm độc. Hiệp hội Bao bì Thực phẩm Quốc tế tháng 8/2012 cho biết, chất huỳnh quang ở một số bao bì mỳ ăn liền của Trung Quốc vượt quá tiêu chuẩn an toàn. Một số nhà sản xuất đã sử dụng những loại giấy không được phép dùng trong thực phẩm, thậm chí cả giấy bỏ đi để giảm thiểu chi phí. Do đó, các chất độc hại có thể nhiễm vào cơ thể con người qua đường miệng, da và các đường khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.
Cơ quan chức năng của Trung Quốc vừa phát hiện hàng loạt cơ sở sản xuất trái cây sấy khô (còn gọi là ô mai) như: đào khô, xí muội, hồng khô... của nước này sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất độc hại.
Theo các chuyên gia y tế, chất sodium cyclamate sẽ chuyển hóa thành chất cực độc có thể gây ung thư. Chất sulfur dioxide kết hợp với vitamin B1 lâu ngày sẽ gây thoái hóa não, gan, phổi... Các chất carmine, amaranth, saccharin cũng sẽ gây hại cho cơ thể con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép.