Ngũ cốc nguyên hạt là một phần trong chế độ ăn uống của con người trong hàng chục ngàn năm nay. So với ngũ cốc tinh chế, ăn ngũ cốc thô giúp tận dụng tối đa nguồn protein, vitamin B và chất xơ.Khi đi vào cơ thể, ngũ cốc thô góp phần cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Làm được điều này là nhờ nguồn chất xơ dồi dào, giúp thúc đẩy nhu động ruột, làm sạch đường ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Một số loại chất xơ trong ngũ cốc còn đóng vai trò là prebiotic, có chức năng nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi sống tại đường ruột, rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa.Ngũ cốc nguyên hạt được ghi nhận giúp ổn định đường huyết. Nguyên nhân bởi khi ăn ngũ cốc, cơ thể cần 1 thời gian dài để giải phóng đường. Điều này làm chậm sự gia tăng của lượng đường trong máu, giúp ổn định lượng đường trong máu sau ăn.Ăn ngũ cốc nguyên hạt còn góp phần kiểm soát cân nặng. Cụ thể, tỷ lệ đường, chất béo, cholesterol trong ngũ cốc rất thấp. Trong khi đó, ngũ cốc lại mang lại cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn.Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cần thời gian nhai lâu. Bằng cách này, ăn thường xuyên rất có lợi cho việc bảo vệ răng, thúc đẩy độ rắn chắc của răng – nhất là đối tượng người cao tuổi.Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Dù vậy, có 3 sai lầm khi ăn ngũ cốc. Duy trì thời gian dài có thể gây hại nhiều hơn lợi.Chiên ngập dầu. Ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng song hương vị kém hấp dẫn. Để cải thiện, người ta thường chiên, rán thành các loại bánh ngọt, bán rán. Vậy nhưng, cách chế biến này khiến hầu hết lượng vitamin B của ngũ cốc nguyên hạt bị phá hủy.Nhiệt độ quá nóng cũng dễ phá vỡ cấu trúc axit béo chuyển hóa trong ngũ cốc. Do vậy, người ăn khó có thể tiếp nhận lượng dinh dưỡng có lợi, thậm chí còn làm tăng gánh nặng cho quá trình trao đổi chất.Thêm đường. Các loại bánh làm từ ngũ cốc như bánh ngô, bánh tẻ, bánh đậu xanh... thường được thêm rất nhiều đường để hấp dẫn người ăn. Tuy nhiên, thêm đường sẽ khiến món ngon không còn tác dụng giúp ổn định đường trong máu. Ngược lại, nó còn khiến cơ thể nạp lượng lớn đường tinh chế không có lợi.Ăn ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày. Ngũ cốc nguyên hạt tốt nhưng không phù hợp để làm lương thực chính hàng ngày. Đặc biệt, những người có chức năng tiêu hóa kém như người già, trẻ nhỏ ăn nhiều ngũ cốc có thể gây khó tiêu, lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.
Ngũ cốc nguyên hạt là một phần trong chế độ ăn uống của con người trong hàng chục ngàn năm nay. So với ngũ cốc tinh chế, ăn ngũ cốc thô giúp tận dụng tối đa nguồn protein, vitamin B và chất xơ.
Khi đi vào cơ thể, ngũ cốc thô góp phần cải thiện chức năng đường tiêu hóa. Làm được điều này là nhờ nguồn chất xơ dồi dào, giúp thúc đẩy nhu động ruột, làm sạch đường ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón. Một số loại chất xơ trong ngũ cốc còn đóng vai trò là prebiotic, có chức năng nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi sống tại đường ruột, rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa.
Ngũ cốc nguyên hạt được ghi nhận giúp ổn định đường huyết. Nguyên nhân bởi khi ăn ngũ cốc, cơ thể cần 1 thời gian dài để giải phóng đường. Điều này làm chậm sự gia tăng của lượng đường trong máu, giúp ổn định lượng đường trong máu sau ăn.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt còn góp phần kiểm soát cân nặng. Cụ thể, tỷ lệ đường, chất béo, cholesterol trong ngũ cốc rất thấp. Trong khi đó, ngũ cốc lại mang lại cảm giác no lâu, hạn chế sự thèm ăn.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cần thời gian nhai lâu. Bằng cách này, ăn thường xuyên rất có lợi cho việc bảo vệ răng, thúc đẩy độ rắn chắc của răng – nhất là đối tượng người cao tuổi.
Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Dù vậy, có 3 sai lầm khi ăn ngũ cốc. Duy trì thời gian dài có thể gây hại nhiều hơn lợi.
Chiên ngập dầu. Ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng song hương vị kém hấp dẫn. Để cải thiện, người ta thường chiên, rán thành các loại bánh ngọt, bán rán. Vậy nhưng, cách chế biến này khiến hầu hết lượng vitamin B của ngũ cốc nguyên hạt bị phá hủy.
Nhiệt độ quá nóng cũng dễ phá vỡ cấu trúc axit béo chuyển hóa trong ngũ cốc. Do vậy, người ăn khó có thể tiếp nhận lượng dinh dưỡng có lợi, thậm chí còn làm tăng gánh nặng cho quá trình trao đổi chất.
Thêm đường. Các loại bánh làm từ ngũ cốc như bánh ngô, bánh tẻ, bánh đậu xanh... thường được thêm rất nhiều đường để hấp dẫn người ăn. Tuy nhiên, thêm đường sẽ khiến món ngon không còn tác dụng giúp ổn định đường trong máu. Ngược lại, nó còn khiến cơ thể nạp lượng lớn đường tinh chế không có lợi.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt hàng ngày. Ngũ cốc nguyên hạt tốt nhưng không phù hợp để làm lương thực chính hàng ngày. Đặc biệt, những người có chức năng tiêu hóa kém như người già, trẻ nhỏ ăn nhiều ngũ cốc có thể gây khó tiêu, lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.