Sai lầm phổ biến nhất khi sơ cứu cho người bị rắn độc cắn là ga rô quá chặt, gây tắc mạch máu, rất nguy hiểm vì có thể làm hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng. Khi bị rắn độc cắn, cần khẩn trương băng ép tại vết cắn, nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm nhất. Thêm một sai lầm nữa là việc rạch, nặn máu tại vết cắn. Việc trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn được các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy không có lợi ích mà còn gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh... nhiễm trùng nặng); việc hút nọc độc cũng không đáng tin cậy. Thậm chí, các cách chữa trị kiểu truyền miệng “cho điện giật” cũng đã từng xuất hiện nhưng các bác sĩ khẳng định chưa bao giờ có những chứng minh về lợi ích của nó mà còn gây hại thêm cho bệnh nhân. “Gây điện giật trong sơ cứu rắn cắn mặc dù được các nhà sản xuất thiết bị này ủng hộ nhưng sự thật cũng không đem lại lợi ích”, thông tin chia sẻ trên trang web của BV Bạch Mai viết. Việc cố gắng bắt hoặc giết rắn cũng không được các bác sĩ khuyến khích. Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng, nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng. Tuy nhiên, ngay cả đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người, cần cẩn thận khi mang rắn. Để bệnh nhân tự đi lại sau khi bị rắn cắn. Các bác sĩ khuyến cáo không được để bệnh nhân tự đi lại. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ cho biết, nọc độc xâm nhập vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường vận chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động. Nếu nạn nhân, đặc biệt vùng cơ thể bị cắn không hạn chế vận động thì nọc sẽ xâm nhập nhanh hơn.Nạn nhân sẽ nhanh chóng bị ngộ độc và ngày càng nặng nếu vết thương sâu, nhiều nọc độc, loại rắn độc hơn, cơ thể nhỏ bé, sức khoẻ của nạn nhân đang không tốt và đặc biệt nạn nhân vận động nhiều sau khi bị cắn. Các triệu chứng thường xuất hiện sớm, nhanh chóng và gây nguy hiểm cho nạn nhân, dễ tử vong. Biểu hiện về thần kinh thường là liệt, trước tiên thường là mắt không thể mở to, đau họng, khó nuốt, nói khó, sau đó là khó thở và loạn nhịp tim. Đắp thuốc nam, chữa trị tại nhà... dễ gây nguy hại khôn lường. Bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn. Nguy hiểm hơn nữa, một số bệnh nhân tìm đến thầy lang để uống thuốc giải độc. Mỗi loại nọc độc khác nhau có “đích” tấn công khác nhau nên cần có chỉ định trị chính xác giúp giải độc hiệu quả.
Sai lầm phổ biến nhất khi sơ cứu cho người bị rắn độc cắn là ga rô quá chặt, gây tắc mạch máu, rất nguy hiểm vì có thể làm hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng. Khi bị rắn độc cắn, cần khẩn trương băng ép tại vết cắn, nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị sớm nhất.
Thêm một sai lầm nữa là việc rạch, nặn máu tại vết cắn. Việc trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn được các nghiên cứu khoa học trên thế giới cho thấy không có lợi ích mà còn gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh... nhiễm trùng nặng); việc hút nọc độc cũng không đáng tin cậy.
Thậm chí, các cách chữa trị kiểu truyền miệng “cho điện giật” cũng đã từng xuất hiện nhưng các bác sĩ khẳng định chưa bao giờ có những chứng minh về lợi ích của nó mà còn gây hại thêm cho bệnh nhân. “Gây điện giật trong sơ cứu rắn cắn mặc dù được các nhà sản xuất thiết bị này ủng hộ nhưng sự thật cũng không đem lại lợi ích”, thông tin chia sẻ trên trang web của BV Bạch Mai viết.
Việc cố gắng bắt hoặc giết rắn cũng không được các bác sĩ khuyến khích. Thay vào đó, các chuyên gia cho rằng, nếu rắn đã chết hoặc bắt được rắn phải đem cùng với bệnh nhân đến bệnh viện để nhận dạng. Tuy nhiên, ngay cả đầu rắn đã chết vẫn có thể cắn người, cần cẩn thận khi mang rắn.
Để bệnh nhân tự đi lại sau khi bị rắn cắn. Các bác sĩ khuyến cáo không được để bệnh nhân tự đi lại. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ cho biết, nọc độc xâm nhập vào cơ thể theo con đường mạch bạch huyết (không phải mạch máu thông thường). Con đường vận chuyển nọc độc này sẽ trở nên nhanh hơn và nhiều hơn khi cơ thể vận động. Nếu nạn nhân, đặc biệt vùng cơ thể bị cắn không hạn chế vận động thì nọc sẽ xâm nhập nhanh hơn.
Nạn nhân sẽ nhanh chóng bị ngộ độc và ngày càng nặng nếu vết thương sâu, nhiều nọc độc, loại rắn độc hơn, cơ thể nhỏ bé, sức khoẻ của nạn nhân đang không tốt và đặc biệt nạn nhân vận động nhiều sau khi bị cắn. Các triệu chứng thường xuất hiện sớm, nhanh chóng và gây nguy hiểm cho nạn nhân, dễ tử vong. Biểu hiện về thần kinh thường là liệt, trước tiên thường là mắt không thể mở to, đau họng, khó nuốt, nói khó, sau đó là khó thở và loạn nhịp tim.
Đắp thuốc nam, chữa trị tại nhà... dễ gây nguy hại khôn lường. Bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.
Nguy hiểm hơn nữa, một số bệnh nhân tìm đến thầy lang để uống thuốc giải độc. Mỗi loại nọc độc khác nhau có “đích” tấn công khác nhau nên cần có chỉ định trị chính xác giúp giải độc hiệu quả.