Sau khi bị rắn độc cắn, phải tiến hành sơ cứu trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm. Không di chuyển mạnh. Hãy tự mình bất động tay, chân bị cắn bằng nẹp và đừng cử động. Bởi bạn cử động nhiều, nọc độc sẽ xâm nhập cơ thể và lây lan rất nhanh, rất nguy hiểm. Nếu có đồ trang sức ở chân tay, hãy cởi bỏ vì nó có thể gây chèn ép khiến vùng bị cắn sưng nề. Nhanh chóng băng trên vết cắn khoảng 3 đến 5cm. Dây băng có thể tìm mọi thứ xung quanh bạn như dây thun, dây chuối, vải … Và nhớ rằng, hãy buộc dây bản to để đảm bảo vùng da nơi bạn buộc không bị sây sát và tổn thương. Bạn chú ý không nên băng quá chặt sẽ làm nghẽn động mạch và máu vì vậy sẽ không đủ đi nuôi cơ thể. Bạn có thể kiểm tra độ vừa của dây băng bằng cách luồn một ngón tay giữa các nếp băng.Sau đó, bạn hãy hút hết máu chỗ bị cắn để đưa độc tố ra ngoài cơ thể. Kiên trì hút hết máu đen cho đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại. Rồi rửa sạch vết thương bị rắn cắn với nước sạch. Nếu có nước muối hoặc thuốc sát khuẩn thì càng tôt. Vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhớ rằng, phải giữ nạn nhân nằm yên và để vết cắn thấp hơn tim để hạn chế sự lan nhanh của nọc độc. Tốt hơn hết, nên vận chuyển bằng cáng khiêng. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc những phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay… Nếu như bắt được con rắn nạn nhân, phải đưa nó cùng đến bệnh viện để các bác sỹ có thể xác định rõ loại rắn và dùng huyết thanh kháng nọc độc.
Sau khi bị rắn độc cắn, phải tiến hành sơ cứu trước khi vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện. Có thể người khác giúp đỡ hoặc do bản thân bệnh nhân tự làm.
Không di chuyển mạnh. Hãy tự mình bất động tay, chân bị cắn bằng nẹp và đừng cử động. Bởi bạn cử động nhiều, nọc độc sẽ xâm nhập cơ thể và lây lan rất nhanh, rất nguy hiểm. Nếu có đồ trang sức ở chân tay, hãy cởi bỏ vì nó có thể gây chèn ép khiến vùng bị cắn sưng nề.
Nhanh chóng băng trên vết cắn khoảng 3 đến 5cm. Dây băng có thể tìm mọi thứ xung quanh bạn như dây thun, dây chuối, vải … Và nhớ rằng, hãy buộc dây bản to để đảm bảo vùng da nơi bạn buộc không bị sây sát và tổn thương.
Bạn chú ý không nên băng quá chặt sẽ làm nghẽn động mạch và máu vì vậy sẽ không đủ đi nuôi cơ thể. Bạn có thể kiểm tra độ vừa của dây băng bằng cách luồn một ngón tay giữa các nếp băng.
Sau đó, bạn hãy hút hết máu chỗ bị cắn để đưa độc tố ra ngoài cơ thể. Kiên trì hút hết máu đen cho đến khi thấy máu đỏ tươi chảy ra thì dừng lại. Rồi rửa sạch vết thương bị rắn cắn với nước sạch. Nếu có nước muối hoặc thuốc sát khuẩn thì càng tôt.
Vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Nhớ rằng, phải giữ nạn nhân nằm yên và để vết cắn thấp hơn tim để hạn chế sự lan nhanh của nọc độc. Tốt hơn hết, nên vận chuyển bằng cáng khiêng.
Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt hoặc những phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay…
Nếu như bắt được con rắn nạn nhân, phải đưa nó cùng đến bệnh viện để các bác sỹ có thể xác định rõ loại rắn và dùng huyết thanh kháng nọc độc.